moitruongplus Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Đồng Nai: Hàng loạt nhà kho, nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tân An” chính quyền sở tại cho biết sẽ không có vùng cấm trong xử lý sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Trước đó, vào ngày 24/6, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải bài viết "Đồng Nai: Hàng loạt nhà kho, nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tân An”. Sau khi bài viết được đăng tải, đối với tình trạng xây dựng công trình nhà xưởng, nhà kho trái phép trên đất nông nghiệp. UBND xã Tân An; Phòng TNMT huyện Vĩnh Cửu đã báo cáo UBND huyện Vĩnh Cửu tiến hành rà soát, đo đạc lại các công trình nhà xưởng, nhà kho được xây dựng tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ bản đồ 60.


Hàng loạt nhà kho, nhà xưởng được xây dựng trái phép tại ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu.

Ngày 02/07/2024, khi làm việc với UBND xã Tân An về kết quả xử lý, ông Đinh Quốc Sơn, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Tân An trao đổi: " Trên tinh thần không có ngoại lệ, hay bao che. Khi nhận được phản ánh của cơ quan báo chí ngay lập tức UBND đã chỉ đạo anh em rà soát, kiểm tra, báo cáo UBND huyện phối hợp đo bản vẽ cũng như lập biên bản hiện trạng về công tác ô nhiễm môi trường và xây dựng trái phép. UBND đã báo cáo UBND huyện Vĩnh Cửu và ra Quyết định xử phạt trước mắt về công tác môi trường với tổng mức xử phạt 240 triệu đồng. Về công tác xử lý vi phạm xây dựng trái phép, chờ Phòng TNMT đo bản vẽ sẽ tham mưu UBND huyện và đề xuát phương án xử lý nghiêm khắc."




Hàng loạt nhà xưởng, nhà kho được xây dựng trái phép nằm sát trụ điện cao thế.

Ngoài ra, sau khi một số nhà xưởng được xây dựng trái phép trên địa bàn ấp Bình Chánh có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường được đề cập trong bài viết mà Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải ngày 24/6, UBND huyện Vĩnh Cửu đã tiến hành kiểm tra, xác minh và quyết định xử phạt Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phi Hùng (địa chi trụ sở chính tại 28C, tổ 23, Khu phố 3A, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Mã số doanh nghiệp: 360509362 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Doanh nghiệp tư nhân do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 14/5/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 22/9/2016) về các hành vi sau:

Hành vi thứ nhất: Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phi Hùng hoạt động sản xuất đồ gỗ nội thất tại ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai từ năm 2017 đến nay thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của uỷ ban nhân dân cấp huyện nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định. Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền với mức phạt là 65.000.000 đồng cùng với hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng.

Hành vi thứ hai: Không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bi, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vê bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định (Cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phi Hùng không ký hợp đồng với đơn vi có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định). Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền với mức phạt: 45.000.000 đồng.


Các nhà xưởng được xây dựng trái phép tại xã Tân An đang xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Hành vi thứ ba: Hành vi không lưu giữ riêng chắt thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy đinh; không có thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định (Cụ thể: doanh nghiệp tư nhân Nguyền Phi Hùng không có khu vực lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định). Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền, cụ thể mức phạt: 55.000.000 đồng.

Hành vi thứ tư: Hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bi, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy định đối với công trình bảo vệ môi trường (Cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phi Hùng không có công trình, thiết bị xử lý nuớc thải từ sinh hoạt và từ các bể chứa mảng sơn mà lắp đặt đường ống nhựa thải ra môi trường). Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền cụ thể mức phạt 75.000.000 đồng.

tm-img-alt
Những khu nhà xưởng xây dựng trái phép cùng với hệ thống máy móc lắp đặt hoạt động tại xã Tân An.
Được biết, đối với việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng vẫn cố tình tái phạm sẽ được áp dụng theo quy định tại khoản 1, Điều 228 - Bộ luật Hình sự năm 2015 về "Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”. Theo đó, người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, đối với trường hợp phạm tội hai lần trở lên sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Do đó, đối với những hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại ấp Bình Chánh (thuộc xã Tân An, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai) nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng vẫn cố tình tái phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, các hành vi vi phạm này đã gián tiếp làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Cho nên, nếu không được ngăn chặn, xử lý triệt để, các hành vi này có thể tạo ra tiền lệ xấu cho các cá nhân, tổ chức khác.

Bên cạnh đó, UBND huyện Vĩnh Cửu cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc không ngăn chặn kịp thời và tham mưu xử phạt vi phạm hành chính lần hai không đúng quy định. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân đơn vị tái phạm nhiều lần trong xây dựng trái phép, cũng như cá nhân liên quan khi để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép diễn ra tràn lan trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.