moitruongplus Xây dựng các hạng mục không đúng với giấy phép xây dựng và đã từng bị xử phạt hành chính; Chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động; Chưa hoàn thành công tác xây dựng dự án...

Đây là những tồn tại sai phạm được người dân phản ánh tại dự án Chợ khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Ngày 6/12/2016, UBND tỉnh Sơn La có quyết  định 2884/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Chợ khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi (chợ Cò Nòi), huyện Mai Sơn cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tổng hợp Đức Thắng (doanh nghiệp Đức Thắng) làm Chủ đầu tư. Với mục tiêu dự án là tạo điều kiện cho 203 hộ kinh doanh tại chợ tạm và nhân dân trong khu vực giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế…làm đẹp mỹ quan đô thị.


Dãy nhà 2 tầng chợ Cò Nòi

Cụ thể, theo quyết định phê quyệt chủ trương 2884/QĐ-UBND ngày 06/12/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, và giấy phép xây dựng số 1029/GPXD ngày 25/5/2017 phê duyệt trong đó về quy mô kiến trúc xây dựng dự án với công suất thiết kế theo tiêu chuẩn chợ hạng 2 ( theo TCVN 9211:2012) có 28 công trình tổng 275 gian hàng bao gồm chợ chính 01 tầng với tổng 156 gian với tổng diện tích xây dựng 2.339,2m2, nhà ki-ốt 01 tầng gồm 18 nhà, 72 gian hàng diện tích xây dựng 1.726,38m2; ki-ốt + Ban quản lý chợ 02 tầng 02 nhà, 16 gian hàng diện tích 586,08m2; ki-ốt 01 tầng gồm 4 nhà, 32 gian hàng diện tích xây dựng 355,68m2, tiến độ thực hiện từ 2016 đến 2018 đưa vào hoạt động. 

Tuy nhiên, mới đây, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được đơn thư của người dân về các sai phạm của dự án như: Xây dựng các hạng mục không đúng với giấy phép xây dựng và đã từng bị xử phạt hành chính; Chưa được cấp phép phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động; Thu tiền không có hoá đơn chứng từ của các tiểu thương; Chưa hoàn thành công tác xây dựng dự án…, nhưng đã được các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo đưa các tiểu thương vào chợ hoạt động từ 2019 đến nay.

Quá trình ghi nhận thực tế tại chợ Cò Nòi, phóng viên (PV) được biết chợ đã đi vào hoạt động từ năm 2019. Khu vực nhà chợ chính, là dãy nhà lợp tôn, khu vực này chủ yếu tập trung các gian hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống như: thịt, cá và hàng rau củ quả... hiện tại khu vực này chiếm gần 100% diện tích đã được cho tiểu thương và nhân dân vào họp chợ. Xung quanh nhà chợ chính các gian hàng kiot được xây kiên cố 2 tầng, hiện khoảng 50% các gian hàng này đã đang được cho thuê kinh doanh làm phòng khám nha khoa, cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang, hàng khô… Căn cứ vào giấy phép xây dựng số 1029/GPXD ngày 25/5/2017 đã được phê duyệt một số hạng mục đã xây dựng sai với nội dung được cấp phép

Theo quan sát của PV, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các kiot 2 tầng và trong khu vực chợ chính được bố trí rất sơ sài, hầu như chưa có hạng mục nào được coi là hoàn thiện. Với hệ thống phòng cháy chữa cháy sơ sài như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về người và tài sản khi có hỏa hoạn xảy ra.


Dự án chợ Cò Nòi chưa được nghiệm thu về an toàn PCCC.

Tháng 6/2021, UBND huyện Mai Sơn đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt hành chính, phạt 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp Đức Thắng về việc tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung trong giấy phép xây dựng được cấp, tự ý xây dựng thêm tầng tại hạng mục kiot và một số hạng mục khác. Yêu cầu doanh nghiệp này phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng, và buộc tháo dỡ công trình, phần công trinh vi phạm không phù hợp với giấy phép được cấp mới nếu có, trước khi tiếp tục tiến hành xây dựng hoàn thiện.


Quyết định xử phạt hành chính, phạt 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp Đức Thắng về việc tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung trong giấy phép xây dựng

Về việc này, ông Lê Công Long - Giám đốc doanh nghiệp cho rằng: Ban đầu dự án chợ xin phép xây kiot 1 tầng, nhưng do nhu cầu phát sinh nên doanh nghiệp đã tiến hành xây 2 tầng và đã xin điều chỉnh phê duyệt từ UBND tỉnh Sơn La. Do diện tích cũng như kết cấu xây dựng đã thay đổi ( từ 1 tầng lên 2 tầng) nên phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt ban đầu không còn phù hợp.

Chị N.T.L tiểu thương tại chợ cho biết: Các gian hàng và kiot kinh doanh được chủ đầu tư cho thuê với nhiều mức giá khác nhau. Đối với các gian hàng 2 tầng và có vị trí ở mặt tiền của chợ, giá thuê từ 8 - 10 triệu đồng/ tháng. Còn các gian hàng trong chợ có giá rẻ hơn khoảng 2 triệu đồng/tháng, những tiểu thương bán hàng tươi sống trong khu chợ chính từ 200 đến 500 nghìn đồng/tháng tùy thuộc vào loại mặt hàng kinh doanh, giá thuê trên chưa bao gồm điện nước và phí vệ sinh. Tiền thuê đó được doanh nghiệp đứng ra thu tiền mặt, không có biên lai thu tiền, hàng tháng các tiểu thương sẽ đến công ty Doanh nghiệp Đức Thắng nộp tiền cho kế toán của công ty.

Lý giải cho việc đưa tiểu thương vào buôn bán kinh doanh trong chợ dù công trình chưa đủ điều kiện để đi vào hoạt động, theo ông Long là do doanh nghiệp chấp hành chủ trương của UBND xã Cò Nòi và UBND huyện Mai Sơn để giải quyết hành lang giao thông trong quá trình giải phóng mặt bằng của Dự án khu đô thị Cò Nòi.

PV cũng đã trao đổi với ông Nguyễn Anh Thu – Chủ tịch UBND xã Cò Nòi, ông Thu cho biết: Về vấn đề PCCC của dự án này doanh nghiệp Đức Thắng đã làm hồ sơ để trình lên trên tỉnh và ông Thu khẳng định dự án chợ Cò Nòi chưa được nghiệm thu về an toàn PCCC.

Như vậy theo thông tin từ đại diện doanh nghiệp và Chủ tịch xã Cò Nòi cho biết, đến thời điểm hiện tại dự án chợ Cò Nòi vẫn chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chưa đủ điều kiện để đưa vào hoạt động. Nhưng doanh nghiệp đã thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện Mai Sơn tại thông báo văn bản số 02/TB/UBND ngày 18 tháng 1 năm 2019 và 129/TB/UBND ngày 18 tháng 10 năm 2019 của UBND xã Cò Nòi đều khẳng định chợkhu đô thị mớiCò Nòi đã hoàn thiện xong các hạng mục chính đủ điều kiện cho dân vào họp chợ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.