moitruongplus Từ phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, Công an huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã yêu cầu UBND xã Đa Tốn khẩn trương bốc dỡ toàn bộ khối lượng chất thải đã tập kết trái phép trên đất dự án, và đề nghị làm rõ nguồn gốc, mục đích sử dụng khu đất.
Trước đó, ngày 15/3, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Gia Lâm – Hà Nội: Hô biến hàng nghìn m2 đất nông nghiệp thành bãi đổ thải trái phép – https://www.moitruongvadothi.vn/gia-lam-ha-noi-ho-bien-hang-nghin-m2-dat-nong-nghiep-thanh-bai-do-thai-trai-phep-a157203.html”. Nội dung phản ánh, hàng nghìn m2 đất nông nghiệp tại thôn 9, xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đang bị biến thành điểm đổ trộm hàng vạn khối đất thải, vật liệu thải xây dựng. Mặc dù chính quyền địa phương nắm rõ sự việc, nhưng lại chậm trễ trong việc xử lý, khắc phục hậu quả gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, mất mỹ quan đô thị, gây bức xúc dư luận xã hội.
Chính quyền xã Đa Tốn và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm chậm chễ xử lý khi để hàng vạn m3 chất thải đổ trái phép trên đất dự án
Để tìm hiểu thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh trên từ cơ quan chức năng huyện Gia Lâm, ngày cuối tháng 5, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hợi - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm và được vị này trả lời vỏn vẹn rằng: Anh em đang rà soát, kiểm tra!
Trả lời câu hỏi của PV, trong khi cơ quan chức năng đang tiến hành "rà soát, kiểm tra” thì các đối tượng vẫn ồ ạt tiếp nhận, tập kết thêm hàng nghìn m3 vật liệu thải xây dựng từ các nơi về đây, thậm chí còn dựng mới nhiều container kiên cố, xây hàng rào. Ông Nguyễn Văn Hợi lý giải rằng, họ dựng container là để phục vụ trồng cây vì đây là đất dự án huyện?!
Đủ các loại chất thải được tập kết trên mặt bằng đất dự án ở thôn 9 xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, làm mất mỹ quan đố thị.
Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên, môi trường nhưng khi tiếp nhận thông tin phản ánh về việc đổ thải trái phép trên đất dự án do UBND huyện Gia Lâm quản lý, vậy mà đến nay đã gần 02 tháng trôi qua lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm vẫn chưa có kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm khiến dư luận bức xúc?
Hiện trạng khu đất dự án do UBND huyện Gia Lâm quản lý, đến nay chưa có bất cứ dấu hiệu nào thể hiện việc chính quyền xã Đa Tốn thực hiện việc bốc dỡ khối lượng chất thải tập kết trái phép theo yêu cầu của Công an huyện Gia Lâm
Tiếp tục tìm hiểu sự việc, PV đã có cuộc trao đổi với Trung tá Nguyễn Thanh Hải - Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra kinh tế và chức vụ, Công an huyện Gia Lâm. Qua điện thoại Trung tá Nguyễn Thanh Hải cho biết: Ngay sau khi người dân, báo chí phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra, xác minh và khẳng định vị trí khu đất đó không phải điểm đổ thải vật liệu xây dựng được cấp phép hoạt động theo quy định. Qua đó, chúng tôi yêu cầu UBND xã Đa Tốn khẩn trương bốc dỡ toàn bộ khối lượng chất thải đã tập kết tại khu đất dự án, và tiếp tục kiến nghị UBND xã Đa Tốn cung cấp hồ sơ, thủ tục liên quan đến nguồn gốc, mục đích sử dụng đất.
Đất dự án do UBND huyện Gia Lâm quản lý nhưng các cá nhân, tổ chức ngang nhiên chiếm dụngđể xây dựng công trình, làm nơi kinh doanh mỹ nghệ đá, lăng mộ.
Mặc dù yêu cầu của Công an huyện Gia Lâm là vậy, nhưng theo ghi nhận của PV, hiện trạng khu đất trên chưa có bất cứ dấu hiệu nào thể hiện việc chính quyền xã Đa Tốn thực hiện việc bốc dỡ khối lượng chất thải trên. Và để tìm hiểu nguyên nhân sự việc, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Đinh Văn Giảng – Chủ tịch UBND xã Đa Tốn nhưng không nhận được phản hồi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.