moitruongplus Sau khi dãy nhà trọ của ông Nguyễn Vĩnh Sơn (sinh năm 1956) được xây dựng, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) luôn sống trong tâm lý lo lắng, bất an.

Ngày 15/4/2024, ông Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1990) và 06 hộ dân cùng ngụ ấp Tân Hoà, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã gửi đơn phản ánh đến các cơ quan báo chí về việc một người đàn ông ngụ cùng xã xây dựng nhà trọ trái phép, gây ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý người dân sống xung quanh.

Theo đơn phản ánh, trước đó, vào năm 2020, ông Nguyễn Văn Thanh và 06 hộ dân nói trên xảy ra tranh chấp với ông Nguyễn Vĩnh Sơn (sinh năm 1956, ngụ cùng xã) về việc ông Sơn xây dựng nhà trọ không phép trên đất nông nghiệp. Những hộ dân này sau đó đã có đơn phản ánh lên UBND xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành.


Dãy nhà trọ do ông Nguyễn Vĩnh Sơn xây dựng tại ấp Tân Hoà, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Đến ngày 29/11/2023, Chủ tịch UBND xã Tân Nhuận Đông đã có công văn xác nhận ông Sơn thực tế có xây dựng nhà trọ không phép trên đất trồng cây lâu năm, không đúng mục đích sử dụng đất. Đồng thời, ông Sơn lại tự ý mở lối đi giữa nhà trọ chung với các hộ dân gây rối loạn trật tự, làm ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của các hộ dân nơi đây.


UBND xã Tân Nhuận Đông có văn bản trả lời đơn phản ánh của ông Nguyễn Văn Thanh và 04 hộ dân trên địa bàn xã.

Như vậy, ông Sơn đã vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai do ông Sơn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn. Việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Do đó, ông Sơn là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Mức phạt khi xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp

Căn cứ theo Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định, việc chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 3 héc ta.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

Người sử dụng đất cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.


Dãy nhà trọ của ông Nguyễn Vĩnh Sơn nhìn từ trên cao.

Như vậy, hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng tùy trường hợp. Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Trộm cướp lộng hành, gây mất an ninh trật tự

Trao đổi với phóng viên, một trong những hộ dân sống gần dãy nhà trọ bức xúc: "Trước đây, cuộc sống của cô chú ở đây rất bình yên vì đất ở đây là đất nông nghiệp trồng cây nên rất mát mẻ. Từ khi ông Sơn xây dựng nhà trọ trên đất nông nghiệp này thì ông cũng không được chính quyền cấp phép nhưng ông vẫn cố tình xây tới 13 phòng trọ. Vì thế ảnh hưởng đến đời sống của các cô chú ở đây, làm mất an ninh trật tự”.

"Trước đây, khu vực này có một hàng rào bê tông kéo dài ra đến quốc lộ 80. Khi ông Sơn xây dãy nhà trọ trên đã phá hàng rào này ra. Sau khi phá hàng rào, đã có nhiều vụ trộm xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống người dân ở đây, gây mất an ninh – trật tự. Tôi và nhiều hộ dân xung quanh rất lo sợ, luôn phải đề phòng trộm cướp xảy ra bất cứ lúc nào”, một hộ dân khác cho biết.

Dãy nhà trọ của ông Sơn được xây dựng từ năm 2020. Đến ngày 29/11/2023, UBND xã Tân Nhuận Đông xác nhận ông Sơn thực tế có xây dựng nhà trọ không phép trên đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, đến nay, UBND xã Tân Nhuận Đông vẫn chưa có văn bản hay động thái nào khác để giải quyết vụ việc này. Hiện, dãy nhà trọ của ông Sơn vẫn còn tồn tại.

Từ sau khi dãy nhà trọ của ông Sơn được xây dựng, người dân trên địa bàn xã Tân Nhuận Đông luôn phải sống trong tâm lý lo lắng, đề phòng khi liên tục xảy ra các vụ trộm cắp tài sản, khiến tinh thần cũng như sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân nơi đây mong muốn chính quyền địa phương sớm vào cuộc giải quyết quyết liệt, bảo đảm ổn định an ninh trật tự, an toàn tài sản của người dân, để người dân an tâm sinh sống.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.