moitruongplus Mặc dù biết rõ hành vi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng công trình không phép, lấn chiếm lòng sông, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trên địa bàn xã Điệp Nông, nhưng chính quyền các cấp huyện Hưng Hà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để


Xe tải ra vào bến bãi chở VLXD cao quá thành thùng, nhưng không hề che chắn, có dấu hiệu quá tải  đang ngày đêm cày nát mặt đê hữu sông Luộc thuộc địa bàn xã Điệp Nông

Chính quyền có dấu hiệu buông lỏng quản lý…

Ngày 17/5/2024, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Thái Bình: Cần giám sát công tác quản lý đất đai, môi trường tại xã Điệp Nông . Nội dung phản ánh, trên địa bàn xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đang tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng và môi trường, khi để các bến bãi tập kết VLXD hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp, đất bãi bồi đê hữu sông Luộc, gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn hành lang bảo vệ đê trên địa bàn xã.


Bến bãi tập kết VLXD hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp, đất bãi bồi đê hữu sông Luộc, gây ảnh hưởng đến môi trường và hành lang bảo vệ đê trên địa bàn xã Điệp Nông

Về lĩnh vực xây dựng, môi trường, có nhiều  công trình ngang nhiên xây chồng lấn lên hệ thống kênh mương thoát nước, lấn chiếm lòng sông để nhồi cọc làm móng. Tất cả những vấn đề đã và đang tồn tại gây bức xúc dư luận nhưng không được chính quyền địa phương xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo và chính quyền các cấp của huyện Hưng Hà.

Mặc dù người dân, báo chí phản ánh về những vấn đề trên nhưng chính quyền các cấp huyện Hưng Hà không ngăn chặn, xử lý triệt mà tiếp tục thi công trái phép để hoàn thiện công trình, gây bức xúc trong nhân dân.




Công trình nhà xưởng của Công ty TNHH TM&DV Phúc Lâm xây chồng lấn lên hệ thống kênh mương thoát nước của người dân thôn Việt Yên, xã Điệp Nông, gây bức xúc dư luận

Trước thực trạng này, PV đã phản ánh đến ông Phạm Cao Quân, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà nhưng không nhận được sự phản hồi.

Để làm rõ những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng và môi trường trên địa bàn xã Điệp Nông, sáng ngày 28/5, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hưng Hà.

Liên quan đến nội dung phản ánh loạt công trình có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm lòng sông để làm cột móng công trình, ông Nguyễn Văn Bình cho hay, khu đất xây dựng đang vi phạm này là UBND xã Điệp Nông cho các hộ dân kinh doanh thuê đất từ năm 2009, hợp đồng thuê là 5 năm một. Trước đây là xưởng làm may đã xuống cấp, các hộ dân tự tháo dỡ cải tạo lại, quá trình xây dựng đã đua ra khoảng 1,2 m, dài 20 m, phía dưới dòng sông ép cọc để xây bệ, đổ cột.

Ngoài ra, ông Bình khẳng định các hộ dân trên là có sai phạm, chúng tôi tiếp tục kiểm tra và yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm.




Toàn cảnh công trình ngang nhiên nhồi hệ thống cọc bê tông xuống lòng sông để làm móng công trình, nhưng không được lực lượng chức năng địa phương ngăn chặn, xử lý

Ngoài ra, ông Bình còn cho biết thêm, khu vực công trình vi phạm mà báo chí phản ánh thì thẩm quyền quản lý là của Xí nghiệp khai thác thuỷ nông huyện Hưng Hà, theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình. Vì vậy, đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý theo dõi, nếu phát hiện thấy sai phạm phải kiến nghị đến chính quyền địa phương để phối hợp xử lý, sự việc xảy ra ở đâu thì cấp uỷ, chính quyền địa phương phải thực hiện xử lý trước, khi vượt thẩm quyền đề nghị cấp huyện phối hợp.

Sáng cùng ngày (28/5), PV tiếp tục có buổi việc với ông Hoàng Văn Thụ, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Hưng Hà, vị này khẳng định phần diện tích đất trên (khu đất "mọc” lên công trình không phép – PV) không thuộc quy hoạch nên huyện không cho thuê và cũng không cấp phép xây dựng, vì đây là đất nông nghiệp.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Chỉ thị 10/CT-UBND về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời quy rõ trách nhiệm của Chủ tịch huyện, thành phố nếu để xảy ra vi phạm đất đai

Theo Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, đối với những vụ vi phạm có tính chất phức tạp, quy mô lớn, kéo dài, tái phạm nhiều lần như xây dựng các công trình, làm nhà, hàng quán trái phép trong hành lang bảo vệ đê, xây dựng lắp đặt trạm trộn bê tông trái phép trên bãi sông..., tổ chức xử lý giải tỏa các công trình vi phạm.

Chỉ thị nêu: "Nếu đối tượng vi phạm không tự giác thực hiện thì tổ chức cưỡng chế, việc cưỡng chế phải phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương với Công an và các lực lượng liên quan bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật".




Chủ đầu tư ngang nhiên hoàn thiện công trình vi phạm trước sự "bất lực” của chính quyền các cấp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn vi phạm công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, chuyển nhượng đất trồng lúa không đúng đối tượng, giao đất không đúng thẩm quyền tại địa bàn quản lý mà không có giải pháp xử lý, ngăn chặn triệt để, dứt điểm.

Để nghiêm túc thực hiện nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình tại Chỉ thị trên, thiết nghĩ lãnh đạo UBND huyện Hưng Hà cần khẩn trương chỉ đạo phòng, ban chuyên môn của huyện tiến hành kiểm tra, xử lý dứt điểm những tồn tại, vi phạm trong quản lý đất đai, xây dựng và môi trường tại xã Điệp Nông. Đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu buông lỏng quản lý, để vi phạm ngang nhiên tồn tại mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.