moitruongplus Không những phải sống chung với cảnh bụi bặm, ô nhiễm, thời gian qua việc thi công cầu vượt cao tốc QL48 E đoạn đi qua xã Nghi Phương (Nghi Lộc) làm nứt gãy hàng chục ngôi nhà khiến người dân bất an, có những gia đình phải đóng cửa đi thuê nhà nơi khác...

Nhiều ngôi nhà tiền tỷ nay đã nứt gãy xuống cấp…

Thời gian qua hàng chục hộ dân tại xóm 5 xã Nghi Phương (Nghi Lộc – Nghệ An) đã liên tục gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan ban ngành để trình bày sự bất bình. Cụ thể trong đơn kiến nghị nêu rõ: Sau khi thực hiện chủ trương Nhà nước mở trục đường cao tốc Bắc Nam chạy qua địa bàn xóm 5 xã Nghi Phương thì nhân dân chúng tôi luôn ý thức đây là công trình trọng điểm Quốc gia nên rất ủng hộ.

Tuy nhiên, do việc thi công thời gian dài nên cuộc sống của các hộ dân sống chân cầu vượt QL48 E hết sức cơ cực. Ô nhiễm môi trường lại vừa tác động rung chấn của máy lu và xe trọng tải lớn chạy qua. Đặc biệt nhà cửa của 24 hộ dân đều bị nứt gãy, xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó có những ngôi nhà tiền tỷ được người dân bòn góp, vay mượn mới xây nay đã gãy trần, nứt tường khiến mưa xuống nước rấm thật xót.


Mức đền bù được coi là chưa thỏa đáng khi căn nhà tiền tỷ của họ lại chỉ hỗ trợ bèo bọt.

Sau khi có phản ánh, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã mục sở thị tại Dự án cầu vượt cao tốc QL48 E đoạn đi qua xã Nghi Phương do công ty CP 185 thuộc Tổng công ty XD Trường Sơn thi công. Theo ghi nhận, ngay tại dưới chân cầu vượt cao tốc có 24 hộ dân thuộc xóm 5 đang sinh sống. Các hộ dân này sống bám với mặt đường QL48 E nay cách cầu vượt đang thi công tầm gần vài chục mét. Nhìn vào tầng lớp bụi bẵm bám dày phủ kín lên cây xanh và mái hiên nhà thì vấn đề ô nhiễm là hết sức nghiêm trọng.


Cây xanh trước nhà được phủ kín bởi những lớp bụi dày đặc.

Bức xúc trước sự việc trên, anh Nguyễn Trọng Nguyên, một hộ dân có ngôi nhà bị hư hỏng nặng nói: "gia đình tôi rất ủng hộ dự án trọng điểm của Nhà nước, nhưng nhà tôi cách công trình có hơn 10 mét. Suốt thời gian dài 2 năm qua phải chịu trước cảnh tiếng ồn từ máy lu, máy rung, bụi bẵm khiến cho cuộc sống không chịu nổi. Không những thế ngôi nhà gia đình vay mượn xây dựng mới được vài ba năm nay Công ty 185 thi công cầu đã gây nứt toác cả ngôi nhà. Búc xúc hơn là sự việc xảy ra chủ đầu tư hay nhà thầu không đến quan tâm thăm hỏi các hộ dân.”

Qua thực tế ghi nhận của PV thì hầu hết các ngôi nhà nơi đây đều bị nứt dầm, nứt trần và tường nhà. Đặc biệt có những ngôi nhà 2 tầng trông đang còn rất mới nhưng vì ô nhiễm và nơm nớp lo sợ vết gãy nứt không an toàn nên người dân đã đóng cửa đi thuê nhà ở nơi khác. Tìm hiểu của PV được biết tổng số các ngôi nhà bị nứt gãy do việc thi công cầu vượt cao tốc QL48 E gây ra lên đến 24 hộ. Phát hiện sự việc trên người dân đã phản ánh với chính quyền địa phương và đơn vị thi công, đến nay đã được nhà thầu kiểm tra và mời bảo hiểm về thẩm định. Nhưng dường như với cách làm của nhà thầu trong việc thẩm định và đền bù chưa được thỏa đáng nên một số hộ dân chưa chấp thuận.


Nhiều hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dư chấn của làm cầu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

"Ngày 11/4/2024, có đoàn của chủ đầu tư cũng như chính quyền xã có tới giám định căn nhà của chúng tôi, nhưng lại không thông báo cho gia đình được biết. Đơn vị tự đánh giá, tự thẩm định không đúng với thực tế, nhiều tổn thất thiệt hại không được kiểm đếm, thống kê đầy đủ là điều không thể chấp nhận được.” Anh Nguyên cho biết thêm!

Trao đổi với PV, Trung tá Lê Văn Thi - Chỉ huy trưởng công trường cầu vượt cao tốc QL48 E (công ty CP 185) cho biết:”Ngay khi có phản ánh thì chúng tôi đã báo cáo với cấp trên tiến hành kiểm tra và khảo sát. Việc thi công gây nứt nhà dân là điều không tránh khỏi được. Chúng tôi cũng đã mời bảo hiểm về thẩm định, đa số các hộ đã chấp thuận chỉ một số hộ chưa thống nhất. Tiền đền bù thì do bảo hiểm quyết và chi trả chứ chúng tôi không biết được.”

Theo hộ bà Trưng, hiện tại nhà của bà đã bị nứt nẻ nghiêm trọng, gạch ốp tường bị bong ra, dầm nhà nứt hở, đặc biệt gia đình của bà có 2 cái giếng hiện nay đều "trơ đáy” không còn nước sinh hoạt do ảnh hưởng rung chấn trong quá trình thi công. Lo lắng cho sự an toàn và sức khỏe lâu dài của người thân trong gia đình, nay bà phải chuyển cả nhà vào trong xóm ở vì trong nhà có con nhỏ.

Tương tự như hộ bà Trưng, nhà hai anh em Nguyễn Đình Vương và Nguyễn Đình Hùng, cũng phải đóng cửa chuyển nhà vào trong xóm ở, tiệm cắt tóc đang nhộn nhịp khách nay cũng đành đóng cửa then cài để đi làm thuê.


Gia đình sống trong cảnh ô nhiễm môi trường giờ lại thêm nỗi lo ngôi nhà bị nứt nẻ...

Thông tin về nội dung trên ông Nguyễn Bá Điệp – Phó chủ tịch huyện Nghi Lộc cho hay:”Vấn đề này anh đã nắm được và giao cho phòng kinh tế hạ tầng, UBND xã, BQL dự án 6 và bên bảo hiểm chi trả đền bù. Họ cũng đã đi kiểm tra và làm rõ với dân về nội dung này.”

Mặt khác, để cụ thể vấn đề này, Trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Nghi Lộc nói:”Bên anh cũng đã có văn bản đốc thúc và yêu cầu giải quyết giúp dân. Nhưng chủ đầu tư cụ thể là công ty Phúc Thành Hưng làm đại diện cùng bên bảo hiểm chỉ có làm việc với ủy ban xã và người dân chứ không thông qua huyện cũng như không mời huyện tham gia chứng kiến. Vì vậy vấn đề này anh cũng chưa rõ là giải quyết đến đâu rồi.”

Tuyến đường lưu thông bị xuống cấp, cuộc sống của 24 hộ dân nơm nớp

"Cuộc sống của 24 hộ dân chúng tôi từ lâu nay bám mặt đường QL48 nay làm cầu vượt phải sống dưới chân cầu cũng đã chịu nhiều thiệt thòi. Mặc dù thế chúng tôi luôn chấp hành chủ trương của nhà nước”, một người dân chia sẻ.

Phần lớn người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán tạp hóa và dịch vụ, Nhiều cửa hàng, quán xá từng là nguồn thu nhập chính của cả gia đình, nay chỉ biết đóng cửa, kéo rèm chắn lại do ảnh hưởng từ bụi, ngoài ra cầu đã gây chia cắt đi lại qua khu vực, hoạt động buôn bán của người dân chắc chắn sẽ bị ngưng trệ, người dân không có việc làm.

Ngoài việc nứt nẻ, người dân tại xóm 5, xã Nghi Phương còn lo ngại vấn đề mất an toàn dưới chân cầu khi nhà dân nằm dưới chân cầu mà taluy không được gia cố mái khiến những trận mưa làm đất bị sạt lở xuống đường, trôi vào nhà dân. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng công trình.


Trong hồ sơ thiết kế, nhà thầu chỉ đổ bê tông điểm đầu và điểm cuối, không có hệ thống mương thoát nước khiến các nhà dân dưới chân cầu lo lắng mưa to nước sẽ tràn vào nhà.

Theo hiện trạng ban đầu, tuyến đường này là đường nhựa và hai bên đường đều có mương thoát nước, tuy nhiên hiện nay, đơn vị thi công chỉ hoàn trả lại 60m tại hai điểm đầu và cuối đoạn đường nhưng ở khúc giữa có đông hộ dân sinh sống, đi lại thì nhiều ổ voi, ổ gà không được khắc phục.

Ông Nguyễn Văn Dũng, một hộ dân sống dưới chân cầu bức xúc nói: " Khi biết được có dự án về, người dân chúng tôi vô cùng phấn khởi và đồng lòng ủng hộ, thời gian đầu bắt đầu thi công đường có dấu hiệu xuống cấp thì bên đơn vị thi công hứa với dân rằng yên tâm, sau khi công trình đã hoàn thiện, chúng tôi sẽ hoàn trả lại đường cho. Thế nhưng đến nay họ chỉ hỗ trợ làm 2 khúc đường bê tông đã đành, lại còn không có hệ thống mương thoát nước, chúng tôi đã thiệt thòi khi việc kinh doanh bị ảnh hưởng lắm rồi, giờ nhìn họ làm thế này ai nấy trong xóm đều bức xúc…”

Đưa vấn đề này trao đổi với ông Lê Văn Thi, ông cho biết: "Trong hồ sơ thiết kế, phần Taluy không được gia cố mái, phần đường bê tông cũng không có mương, chúng tôi chỉ thi công theo hồ sơ thiết kế nên chỉ thi công khúc đầu và khúc cuối thôi và không có hệ thống mương thoát nước sau khi làm xong đoạn đường, chúng tôi sẽ cho máy cào rãnh cho nước thoát xuống, còn tuyến đường QL 48  là do xe của Công ty 456 đi lại nhiều, còn công ty chúng tôi chỉ thi công cầu nên ít lưu thông qua đó”.


Phần Taluy không được gia cố mái khiến mỗi lúc trời mưa, lượng đất bị sạt lở xuống, phần nền đường bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.

"Việc dân kiến nghị làm đường trải thảm là không thể vì đây là tuyến đường Quốc lộ do sở GTVT quản lý, nếu đây là tuyến đường của dân thì chúng tôi sẵn sàng hoàn trả. Nếu muốn làm thì Sở Giao thông vận tải có ý kiến đề xuất thì hợp lý hơn”, Trung tá Thi chia sẻ thêm.

Như vậy, 24 hộ dân bám mặt đường LQ 48E đã chịu thiệt thòi về đi lại, và hoạt động thương mại bị đình trễ vì dự án trọng điểm của Quốc gia nhưng nỗi lo canh cánh khi nhà cửa bị rạn nứt, một số hộ bị mất nước sinh hoạt, nhiều nhà phải đóng cửa đi thuê nhà khác trong xóm để đảm bảo an toàn cho con nhỏ khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.


Một số hộ gia đình bị mất nguồn nước sinh hoạt khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng và chủ đầu tư nghiên cúu, ra soát và bổ sung thêm hệ thống thoát nước, khắc phục tuyến đường và hỗ trợ mức đền bù thỏa đáng để dân có thể an tâm tiếp tục an cư, lạc nghiệp.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.