moitruongplus Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang xem xét hồ sơ, làm rõ việc "công nhận đường đi bất thường”, đang gây bức xúc cho người dân.
Theo đơn phản ánh của người dân Tổ dân phố Tài Năng, thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ: "KDC hiện hữu đã được huyện quy hoạch và cấp đất cho người dân làm nhà ở ổn định từ lâu, nhưng vẫn chưa xác định có đường đi hay không. Tuy nhiên, vừa qua, chính quyền địa phương chưa xác định được hồ sơ, chứng từ mở đường ra sao, nhưng đã "công nhận đường đi bất thường” trong khu vực. Nhiều người thấy đất cỏ mọc lại đem rác đổ bừa bãi, không những làm ô nhiễm môi trường, mà còn gây bức xúc cho người dân”.
"Trước đây, trong khu dân cư hiện hữu không có đường đi. Ngay cạnh trường Đảng huyện (nay là trường chính trị) cũng thuộc đất vườn của dân thường xuyên sử dụng trồng rau xanh và cây ăn quả. Còn trong Biên bản họp dân, ngày 21/12/2020 cũng đã nêu rõ ý kiến của bà con đều khẳng định: "Từ hàng chục năm qua, khu đất vườn của các hộ dân nơi đây đều thường xuyên sản xuất rau, màu, không có đường đi. Riêng khu vườn của ông Phạm Văn Hoàng, chuyển nhượng cho bà Lê Thị Bảy có trồng 01 cây dừa và 01 cây mít trên ranh giới giữa 2 thửa đất (hiện chỉ còn gốc dừa, gốc mít do thân cây đã bị chặt), chứ cũng không có lối mòn nào cả…” – Một cán bộ hưu trí, ở Tổ dân phố Tài Năng khẳng định.
Khu đất vườn của bà Bảy không có đường đi.
Qua tìm hiểu của PV, trong bộ hồ sơ đất đai, bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/1000 đang lưu trữ tại Trung tâm Công nghệ thông tin (Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi) đã thể hiện rõ không có lối đi nào trong khu đất hiện hữu. Ngay trong bản đồ quy hoạch năm 2001 của thị trấn Ba Tơ cũng xác định không có đường đi trong KDC. Còn ông Lê Hoàng Vũ, công chức Phòng TN&MT huyện Ba Tơ khẳng định, từ trước đến nay tại khu vực dân cư hiện hữu này cũng không có con đường đi nào cả!
"Tuy nhiên, trong quá trình mua, bán đất trong khu vực, bà Nguyễn Thị Gấm An có dấu hiệu tẩy xóa hồ sơ đăng ký đất đai, làm thay đổi diện tích đo đạc theo bản đồ quy hoạch năm 2001. Không những thế, bà An còn có đơn khiếu nại về con đường đi trên lô đất mua của bà Nguyễn Thị Đua trước đó. Thực tế, qua kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh, thì bà An có dấu hiệu khai mang, nguỵ tạo con dường đi trên phần đất của mình…” – Một cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xác nhận.
"Trong khi đó, địa phương đã bất thường công nhận "có con đường đi trong khu dân cư và xác nhận phần diện tích tăng đột biến tại thửa đất số 392, tờ bản đồ số 08 là không có cơ sở, thiếu chứng cứ. Có hộ dân đã làm sổ đỏ, gây bất bình trong dư luận xã hội” – Ông Võ Văn Hiệp, ở thị trấn Ba Tơ khẳng định.
Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ba Tơ Nguyễn Quang Thanh cho biết: "Sở dĩ, UBND thị trấn Ba Tơ công nhận bất thường về đường đi, lối mòn và xác nhận diện tích tăng đột biến tại thửa đất 392, tờ bản đồ số 08 là căn cứ vào 03 Công văn trả lời công dân năm 2019 và 2020 của UBND huyện Ba Tơ (CV số 1613, CV 450 và CV 1483). Hơn nữa, khu vực đất nơi đây do người dân mua, bán với nhau nhiều lần nên trong quá trình sử dụng, chuyển đổi mục đích và làm sổ đỏ đã kê khai sai lệch số liệu đo đạc, diện tích tăng đột biến so với Bản đồ quy hoạch đất năm 2001 của thị trấn Ba Tơ và Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi…”.
Lãnh đạo thị trấn Ba Tơ trao đổi, cung cấp thông tin cho PV.
Còn ông Cao Văn Thịnh, công chức địa chính – đô thị môi trường thị trấn Ba Tơ cũng khẳng định: "Trước đó, bà Lê Thị Bảy và bà Nguyễn Thị Đua sử dụng khu đất sản xuất rau, quả, chứ không có đường đi. Nhưng từ ngày bà Nguyễn Thị Gấm An mua lại đất của 2 bà nói trên, tiến hành kê khai hồ sơ làm sổ đỏ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm biến động diện tích, mới nảy sinh con đường đi. Hơn nữa, một số hộ dân mới đến ở nơi đây cũng có nhu cầu thực tế đường đi, nên đã có đơn đề nghị chừa đường đi chung cho bà con… ”.
Theo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, hồ sơ gia đình ông Võ Văn Hiệp, ở Tổ dân phố Tài Năng cung cấp thì việc sử dụng đất vườn của bà Bảy (mẹ ông Hiệp) trước đây là đúng theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, do huyện Ba Tơ cấp năm 1999. Trong hồ sơ đăng ký đất đai tại phòng TN&MT huyện cũng đã xác định không có đường đi trong khu dân cư nói trên. Còn trong văn bản số 1483/UBND, ngày 08/10/2020 của UBND huyện Ba Tơ cho rằng, vị trí đất trống và diện tích đường đi là đất của bà Nguyễn Thị Đua quản lý sử dụng và kê khai đăng ký là thửa số 392, tờ bản đồ số 08, tiếp giáp với thửa đất số 225, của bà Lê Thị Bảy là chưa chính xác. Bởi lẽ, "Tại Sơ đồ trích đo vị trí đất nhận chuyển nhượng của bà An ngày 16/5/2001 đã thể hiện rõ phía Nam thửa đất bà Bảy chuyển nhượng cho bà An không có đường đi. Thửa đất 404 cũng thể hiện phía Đông không có đường đi mà là đất trường Đảng. Hiện đường đi rộng 2,5 m ở phía Bắc thửa đất của bà Bảy là chính xác và được xác định trong hồ sơ đăng ký đất đai tại phòng TN&MT huyện Ba Tơ”.
"Có thể thấy, trên những khu đất vườn hiện nay chỉ còn lại gốc cây dừa, gốc cây mít và cây ăn quả. Việc này cho thấy hồ sơ đất đai và lời trình bày của ông Hiệp và đơn phản ánh của các hộ dân ở đây là có căn cứ, khẳng định trong khu dân cư trước đây không có đường đi. Và Bản đồ thị trấn Ba Tơ đo vẽ năm 2001 cũng đã xác định không có đường đi nào giữa 2 thửa đất của bà Bảy và bà Đua bán cho bà Nguyễn Thị Gấm An. Như vậy, UBND thị trấn Ba Tơ không chứng minh được tài liệu, hồ sơ nguồn gốc con đường đi mà chỉ dựa vào 3 công văn nêu trên của UBND huyện Ba Tơ năm 2019 và 2020 để công nhận con đường đi là phi thực tế, thiếu căn cứ, đang gây bức xúc cho người dân. Hơn nữa, UBND thị trấn Ba Tơ ban hành QĐ số 292/QĐ-XPHC, ngày 28/12/2023 về "xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Văn Hiệp là chưa đúng thủ tục quy định của pháp luật ” – Một cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khẳng định.
Khu đất vườn của bà Đua trồng rau, cây ăn quả, không có đường đi.
Từ những chứng cứ nêu trên, chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng tỉnh sớm giải quyết dứt điểm vụ việc, tránh gây phiền hà cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường, ổn định trật tự xã hội tại địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.