moitruongplus Việc thi công đường cao tốc qua huyện Nghi Lộc cơ bản gần hoàn thành, một số đất, đá thải của dự án này đáng lẽ được chở đổ đúng bãi thải, nhưng đơn vị thi công lại đi đổ trong khu dân cư, xây dựng công trình. Sự việc khiến người dân nơi đây bất bình.

Theo phản ánh của người dân tại huyện Nghi Lộc, thời gian qua các nhà thầu thi công dự án đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đoạn đi qua xã Nghi Phương, Nghi Mỹ cho xe chở đất thải (đất phong hóa) còn dư thừa mang đi đổ trong dân. Cụ thể, xe đổ ở khu đất sâu gần UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc). Sáng 24/5, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam có mặt để ghi nhận tại hiện trường.


Đất được đổ làm công trình trước Trạm y tế xã Nghi Phương, (Nghi Lộc).

Theo ghi nhận, tại tuyến đường QL.48E đoạn đi qua xã Nghi Phương có nhiều chuyến xe HOWO chở theo hang trăm khối đất bùn đổ ngay khu đất ruộng trước cổng trường THCS xã Nghi Phương (nằm ngay cạnh Ủy ban xã Nghi Phương). Ngay lúc này tại khu đất có 1 chiếc máy xúc đang làm việc san lấp. Qua tìm hiểu được biết số đất san lấp này được chở từ đất phong hóa của dự án đường cao tốc đi qua xã này.


Xe đổ ở khu đất sâu gần UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc) nhưng không được che chắn cẩn thận .

Một người dân sống quanh khu vực này nói: "họ đổ đây mấy ngày rồi, dùng xe to để chở. Đất bùn này rất bẩn, có mùi nồng nặc, đất này của xã quản lý không biết xã có cho đổ không. Không hiểu tại răng mà đất thải thế này lại được đổ ngay trong khu dân cư, gần trạm y tế và trường học?”

Để tìm hiểu rõ, PV đã trao đổi qua điện thoại với ông Hoàng Trung Thông – Chủ tịch UBND xã Nghi Phương được ông Thông cho biết: "Đó là đất phong hóa của dự án đường cao tốc, họ thừa không biết đổ ở mô nên đã đến xã xin đổ. Có đại diện Công ty 185 đến xin, xã cũng đã làm biên bản chấp thuận và cam kết rồi. Nếu đất này là đất thải gây ô nhiễm thì tôi sẽ nói với công ty 185 dừng lại.”


Một số chuyến xe vào khu vực này lấy đất.

Mặt khác, cũng tại xã Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc, PV cũng phát hiện hàng trăm khối đất đá thải được tập kết chất thành đống tại khu đất đã phân lô bán nền. Người dân tại xóm 2 xã Nghi Mỹ cho hay: "bãi đất đã này được 1 người trong xã chở về đổ tập kết đất gần 1 năm rồi. Thi thoảng họ lại chở 1 ít đi. Tập kết thế này gây ô nhiễm và nguy hiểm cho người dân chúng tôi, khu đất ở của họ mua lại trở thành bãi tập kết đất đá, nhiều xe tải hạng nặng làm rơi vãi nữa…”.


Bãi tập kết đất, đá thải bỗng nhiên mọc lên trong khu dân cư.

Trong quá trình tìm hiểu của PV thì được biết hàng trăm khối đá tập kết này là của hầm Thần Vũ dự án đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đoạn đi qua xã Nghi Đồng do Chi nhánh Trường Sơn 26 – Tổng công ty XD Trường Sơn thi công.

Trao đổi với PV, đại điện Chi nhánh Trường Sơn 26 cho biết: "Đây là đất đá của dự án cao tốc chúng tôi làm, chúng tôi mang đi đổ bãi thải, nhưng vì có a Giang ở xã Nghi Mỹ xin một ít về cho chùa nên chúng tôi mới chấp nhận và bảo phải có xã xác nhận nhưng vẫn chưa thấy.”


Tương tự, tại một điểm khác nằm ngay trung tâm xã Nghi Mỹ, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông...

Để xác nhận rõ vấn đề này, ông Bùi Sỹ Cường – Chủ tịch UBND xã Nghi Mỹ cho hay: "Bãi tập kết đá đó là của anh Giang người trong xã lấy về để thi công công trình Bàu sen ở xóm 2. Công trình này do Công ty Huy Hùng thi công với tổng mức đầu tư 2 tỷ đồng và UBND xã làm chủ đầu tư. Còn anh Giang là cháu của anh Hùng (công ty Huy Hùng).”

Mặc dù trước đó PV đã nhiều lần nhắc nhở về việc tập kết đá thải trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông nhưng sự việc vẫn kéo dài cả năm không được khắc phục.


Công trình Bàu Sen do UBND xã Nghi Mỹ làm chủ đầu tư được xây dựng từ đá thải của cao tốc.

Qua những sự việc trên, có thể nói rằng việc quản lý thi công công trình còn một số vấn đề lỏng lẻo. Từ đó các nhà thầu lợi dụng cắt xén các hạng mục chi phí bãi thải, đá thải đưa vào xây dựng gây ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng dự án...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.