moitruongplus Hai bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) hoạt động trái phép trên đất công, đất nông nghiệp ngay giữa khu dân cư đông đúc ở phường Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gây ô nhiễm bụi bẩn, phá nát hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư.

Theo thông tin từ người dân phường Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tại tổ dân phố Yên Nội tồn tại 2 bãi tập kết VLXD hoạt động trái phép, nằm sát khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hàng ngày các xe tải chở VLXD ra vào khiến đường sá lúc nào cũng ồn ào, bụi bẩn, còn những hộ dân sống xung quanh lúc nào cũng trong tình trạng "cửa đóng then cài” nhằm hạn chế bụi bay vào nhà.

Ngoài ra, việc tập kết lượng lớn gạch trên vỉa hè đã khiến hệ thống cáp ngầm, cống cấp thoát nước của khu tái định cư bị hư hỏng, vỉa hè và đường sá bị băm nát, gây nguy hiểm cho người dân khi tham gia giao thông. Vào những hôm trời mưa thì khu vực quanh 02 bãi tập kết VLXD luôn bị ngập úng do không thể thoát nước.


2 bãi VLXD rộng hàng nghìn m2 nằm ngay sát khu dân cư, gây ô nhiễm, bụi bặm, phá nát hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư.

Có mặt tại tổ dân phố Yên Nội, phường Liên Mạc vào những ngày đầu tháng 5, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận thì đúng như người dân phản ánh, chỉ cách trụ sở UBND phường Liên Mạc chưa đầy 200m, ngay giữa khu dân cư đông đúc tồn tại 2 bãi VLXD rộng hàng nghìn m2 nằm sát nhau, đây là điểm tập kết đủ các loại cát, đá, gạch, cùng với đó có nhiều máy móc, xe tải đang dừng đỗ tại đây.

Theo tìm hiểu của PV, một bãi của Công ty Cổ phần ĐTXD TM và DVDL Phú Quý (Công ty Phú Quý, có địa chỉ tại tổ dân phố Yên Nội, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm. Người đại diện là ông Nguyễn Vũ Quý). Bãi này hoạt động trên diện tích đất khoảng hơn 2.000m2, bao gồm một phần đất công do UBND phường Liên Mạc quản lý và đất nông nghiệp thuê lại của một số hộ dân.

Nằm kế bên là bãi VLXD Phúc Hạnh thuộc Công ty Cổ phần thương mại và tư vấn đầu tư xây dựng Toàn Phát (Công ty Toàn Phát, địa chỉ tại số 181 đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Người đại diện là ông Lưu Văn Toàn). Theo phản ánh của người dân địa phương, toàn bộ diện tích đất sử dụng làm bãi VLXD này  đều lấn chiếm trái phép ngay trong khu tái định cư phường Liên Mạc.




Bãi VLXD Phúc Hạnh bị phản ánh chiếm dụng vỉa hè để tập kết gạch gây sụt lún, vỡ nát vỉa hè. Các phương tiện thường xuyên ra vào đã phá nát hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư.

Theo anh Nguyễn Văn T., người dân sống gần khu vực các bãi tập kết cho biết, hàng loạt xe tải, xe cẩu và máy móc hoạt động ầm ầm từ sáng sớm tới tối muộn ngay giữa khu dân cư khiến người dân đinh tai nhức óc bởi tiếng ồn, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của các gia đình, nhất là với người già và trẻ nhỏ.

Không chỉ vậy, tại đây những đống cát chất cao như núi nhưng không được che phủ bạt, khiến những hôm gió to cuốn đầy bụi cát vào nhà dân xung quanh, bụi bay ra đường gây mất an toàn cho người tham gia giao thông khi qua đây.

Bà Trần Tuyết H., bức xúc, bãi VLXD Phúc Hạnh chiếm dụng hầu hết toàn bộ vỉa hè để tập kết gạch khiến mặt bằng khu vực này bị sụt lún, vỉa hè vỡ nát. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư như vỉa hè, hệ thống điện, cống nước thải,... đều bị phá hỏng hoặc xuống cấp nghiêm trọng do phương tiện thường xuyên ra vào. Riêng bãi VLXD của Công ty Phú Quý còn ngang nhiên tập kết trên đất công nhiều năm qua mà không thấy chính quyền kiểm tra, xử lý.


Công ty Phú Quý ngang nhiên "hô biến” đất công thành bãi tập kết VLXD hoạt động trái phép trong nhiều năm mà không bị chính quyền ngăn chặn, di dời.

Để tìm hiểu về hoạt động của 2 bãi VLXD trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Lê Bình Minh, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc và được vị này khẳng định, phường không tạo điều kiện cho 2 đơn vị này hoạt động. Khu vực tập kết VLXD Phúc Hạnh là do Công ty Toàn Phát đang mượn đơn vị thi công dự án triển khai khu đấu giá. Họ tự ý tập kết tại đây từ năm 2023, chúng tôi đã mời họ lên làm việc nhưng họ không lên ?!

Theo ông Lê Bình Minh, phường đang cử cán bộ đi kiểm tra, lập biên bản yêu cầu họ khắc phục lại khu vực bị hư hỏng. Nếu bãi Phúc Hạnh không khắc phục, chúng tôi sẽ gửi hồ sơ sang công an để điều tra do thực hiện hành vi phá hoại tài sản công cộng.

Còn đối với bãi VLXD của Công ty Phú Quý, người đứng đầu chính quyền phường Liên Mạc cho hay, họ sử dụng một phần đất công do phường quản lý, một phần thuê lại đất của người dân. Phường đã kiểm tra, xử phạt Công ty này vào các năm 2018, 2019, 2020 do tập kết VLXD trái phép trên đất công.

Trước thực trạng trên, có thể thấy việc quản lý đất đai, xây dựng và môi trường của UBND quận Bắc Từ Liêm, chính quyền phường Liên Mạc còn nhiều bất cập, có dấu hiệu buông lỏng cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi phạm trong thời gian dài mà không có biện pháp nào xử lý triệt để.

Thiết nghĩ, để tránh gây bức xúc trong nhân dân, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương, đồng thời giữ gìn cảnh quan đô thị và tài sản công cộng, chúng tôi kính đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm, chính quyền phường Liên Mạc cần xử lý dứt điểm 2 bãi VLXD này. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan khi để tồn tại 2 bãi VLXD này (nếu có).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.