moitruongplus Tại xã Tà Nung (TP Đà Lạt) có không ít điểm du lịch xây dựng trên đất nông nghiệp. Mặc dù những công trình này là xây dựng trái phép, ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng lại hoạt động công khai một cách rầm rộ.
Ngày 06/5/2024, lãnh đạo của UBND xã Tà Nung cho biết, đơn vị đã và đang kiểm tra một số điểm du lịch trên địa bàn sau khi nhận được phản ánh từ PV Môi trường và Đô thị Việt Nam.
Điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL.
Cụ thể, qua kiểm tra điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL (địa chỉ tại Tổ 20, Thôn 4, xã Tà Nung, Đà Lạt) có một số công trình được xây dựng trên thửa đất số số 56, tờ bản đồ số 17 được UBND thành phố Đà Lạt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BO 337576 ngày 23/12/2013 theo Báo cáo Số 27/BC-QLĐT ngày 04/01/2024 của Phòng Quản lý Đô thị Đà Lạt, trong đó:
Công trình quầy bán vé: Diện tích xây dựng: 17,64 m2; Kết cấu: Khung trụ BTCT, mái lợp tôn.
Công trình phục vụ ăn uống:Diện tích xây dựng: 1.102 m2;Kết cấu: Khung trụ sắt, mái lợp tôn.
Công trình nhà kho: Diện tích xây dựng: 27 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, vách tôn, mái lợp tôn.
Công trình nuôi dê: Diện tích xây dựng: 16 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, vách tôn, mái lợp tôn.
Công trình nuôi cừu: Diện tích xây dựng: 28,5 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, vách tôn, mái lợp tôn.
Công trình nuôi lạc đà: Diện tích xây dựng: 24 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, vách tôn, mái lợp tôn.
Công trình nuôi trâu: Diện tích xây dựng: 31,2 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, vách tôn, mái lợp tôn.
Công trình nhà vệ sinh: Diện tích xây dựng: 20,46 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, tường gạch, mái lợp tôn,
Công trình không có mái che, làm cầu gỗ: Diện tích xây dựng: 20,46 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, sàn lót gỗ.
Công trình tiểu cảnh:Diện tích: 18 m2; Kết cấu: Khung trụ sắt, tường gạch, mái lợp tôn.
Công trình đường trượt phao: Diện tích 800 m2.
Theo UBND xã Tà Nung, toàn bộ 11 công trình thuộc thửa đất số 56, tờ bản đồ số 17, xã Tà Nung. Tổng diện tích 11 công trình là 2152,84 m2. Thời gian thi công quầy bán vé, nhà kho, phục vụ nuôi dê, cừu, lạc đà, trâu nhà vệ sinh, vọng cảnh tiểu cảnh vào ngày 16/4/2023.
Thời gian thi công đường trượt phao vào ngày khoảng 20/6/2023. Thửa đất số 56, tờ bản đồ số 17, xã Tà Nung tiếp giáp đường hẻm DT 725 có cự ly từ đường tỉnh lộ DT 725 đến lô đất là 130m, bề rộng hẻm từ 3-5m, chênh lệch so với mặt đường DT 725 từ 1-3m.
Qua kiểm tra, UBND xã Tà Nung cho biết, toàn bộ công trình trên đều được xây dựng trên đất nông nghiệp, bà Đinh Thị Ánh Hồng (chủ kinh doanh điểm phục vụ khách du lịch DAPA HILL) không cung cấp được các giấy tờ cho phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.
Rất nhiều hạng mục bê tông cốt thép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL.
Theo đó, UBND xã Tà Nung đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà Đinh Thị Ánh Hồng (chủ kinh doanh điểm phục vụ khách du lịch DAPA HILL) và trình đề xuất UBND thành phố Đà Lạt ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với điểm phục vụ khách du lịch Da Pa Hill theo quy định.
Ngoài ra, đối với các công trình thuộc thửa đất số số 72, tờ bản đồ số 27 (thuộc điểm phục vụ khách du lịch DAPA HILL) theo Báo cáo số 27/BC-QLĐT ngày 04/01/2024 của Phòng Quản lý Đô thị Đà Lạt như:
Công trình không có mái che, làm cầu gỗ:Kích thước cầu vọng cảnh: bề rộng 2,0m; chiều dài 67,4m. Kết cấu: khungtrụ sắt, sàn lót gỗ, công trình cao hơn mặt đất tự nhiên là 4,6m. Kích thước sàn gỗ tròn (đường kính 4,0m). Kết cấu khung trụ sắt, sàn lót
Công trình làm lối đi (cầu thang sắt):Kích thước cầu thang: bề rộng 1,2m, tổng chiều dài: 64m. Kết cấu khungsắt, sàn lót gỗ.
Theo UBND xã Tà Nung, qua kiểm tra, hai công trình trên đều được xây dựng trên đất nông nghiệp, bà Đinh Thị Ánh Hồng (chủ kinh doanh điểm phục vụ khách du lịch DaPa Hill) không cung cấp được các giấy tờ cho phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.
Điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội.
Theo ghi nhận của phóng viên, hàng ngày, điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL tiếp đón hàng trăm khách tham quan với giá vé từ 100- 120 nghìn đồng. Đối với những ngày lễ, lượng khách có lúc xấp xỉ 1000 khách/ngày.
Mặc dù chưa được cấp phép xây dựng thế nhưng điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL đã đi vào hoạt động gần cả năm nay cùng với đó là việc quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Đối với các vị trí chăn nuôi thú, vị trí phục vụ ăn uống lại đang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ chất thải.
Nhiều hạng mục đường bê tông được xây dựng trên đất nông nghiệp tại điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL.
Hiện nay trên địa bàn xã Tà Nung đã xuất hiện nhiều công trình trượt phao, tại điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL công trình trượt phao đã được xây dựng và đưa vào phục vụ du khách, đây là hoạt động thu hút rất đông khách du lịch tham gia, xong hoạt động này cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và chấn thương như đường trượt phao đôi khi không được thiết kế hoặc duy trì đúng cách có thể dẫn đến tai nạn và chấn thương cho những người tham gia. Đồng thời, việc va chạm với cấu trúc hoặc vật cản, té ngã ra khỏi đường trượt, hoặc va chạm với người khác trên đường trượt cũng rất dễ xảy ra.
Trao đổi với lãnh đạo UBND xã Tà Nung, ông Kră Jăn Ha Djiệp - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, phần lớn các công trình tại điểm du lịch DAPA HILL đang xây dựng trên đất nông nghiệp. Riêng đối với công trình trượt phao có diện tích 800 m2, theo ông Kră Jăn Ha Djiệp, hiện tại chưa biết đơn vị nào đã cấp phép cho công trình này được xây dựng trên đất nông nghiệp.
Công trình trượt phao tại DAPA HILL có diện tích 800 m2 được xây dựng nền bê tông trên đất nông nghiệp.
"UBND xã đã có tờ trình và báo cáo về việc kiểm tra các hạng mục xây dựng trên đất nông nghiệp tại điểmkinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL gửi lên UBND TP Đà Lạt để xử lý” - ông Kră Jăn Ha Djiệp trao đổi thêm.
Trước diễn biến trên, UBND xã Tà Nung đã có tờ trình Số 181/TTr-UBND gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Lạt về Đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL tại xã Tà Nung, trong đó, đối với biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm, số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
Ghi nhận trên địa bàn các xã gần kề, ngoài điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL, đang có một số điểm du lịch khác như DONKI LAND, CHUỒN CHUỒN, ... cũng đang tồn tại rất nhiều hạng mục bê tông cốt thép được xây dựng trên đất nông nghiệp.
Công trình trượt phao cũng được xây dựng tại điểm du lịch Chuồn Chuồn thuộc xã Mê Linh.
Nhiều công trình được xây dựng trên đất nông nghiệp tại điểm kinh doanh phục vụ khác du lịch DONKI LAND thuộc xã Tà Nung (TP Đà Lạt).
Qua trường hợp của điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch DAPA HILL, UBND xã Tà Nung cần kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, tránh lơ là, buông lỏng dẫn đến việc xây dựng trái phép ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, UBND TP Đà Lạt cũng như Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Đà Lạt cần có những động thái quyết liệt, dứt khoát trong việc quản lý và xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.