moitruongplus Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025.
Theo kế hoạch, TP Hồ Chí Minh sẽ khởi công 3 dự án chống ngập do mưa trên địa bàn quận Gò Vấp. Cụ thể, các dự án sẽ cải tạo hệ thống thoát nước nhiều tuyến đường gồm: đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ; đường Quang Trung (từ Phạm Văn Chiêu đến cầu Chợ Cầu) và đường Lê Đức Thọ (từ Phạm Văn Chiêu đến Cầu Cụt).
Người dân khó khăn di chuyển khi triều cường lên ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Zing
Đồng thời, TP Hồ Chí Minh cũng chuẩn bị đầu tư cho 7 dự án khác. Bao gồm: dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Thảo Điền - Quốc Hương - Xuân Thủy - Nguyễn Văn Hưởng, TP Thủ Đức; dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức, TP Thủ Đức; dự án nạo vét trục thoát nước rạch bà Lớn, huyện Bình Chánh; dự án nạo vét cải tạo rạch Bàu Trâu, quận 6; dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Bạch Đằng, quận Tân Bình; dự án cải tạo hệ thống thoát nước Quốc lộ 1A và dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Phan Anh, quận Tân Phú. Thành phố cũng sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước để kết nối đồng bộ, đảm bảo thoát nước cho khu đô thị và khu dân cư mới.
Đối với việc ngập do triều cường tại Quận 7, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung thực hiện, hoàn thành dự án giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1. Đồng thời, Thành phố cũng sẽ hoàn thành dự án bờ tả sông Sài Gòn để giải quyết ngập cho tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng, TP Thủ Đức.
Cũng trong kế hoạch trên, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình phù hợp định hướng phát triển chung dựa trên cơ sở các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định trước đây, giai đoạn 2021 - 2025.
Trước hết, tổ chức rà soát cơ sở pháp lý, chính sách mời gọi đầu tư để tham mưu nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư công trình, đặc biệt, ưu tiên thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với đơn vị tư vấn của Hà Lan thực hiện "Sáng kiến hợp tác công - tư cho Kế hoạch chống ngập bền vững cho TP Hồ Chí Minh tại khu vực TP Thủ Đức".
Về giải pháp trung hạn và dài hạn, đại diện UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ khởi công và hoàn thành nhiều dự án xây dựng hệ thống thoát nước.
Cụ thể, đầu tiên là dự án Xây dựng hạ tầng và cải thiện môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành dự án trong năm 2025.
Thứ hai là dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), khởi công trên địa bàn quận Gò vấp hồi tháng 8/2024, dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2025, dự kiến khởi công trên địa bàn quận Bình Thạnh trong tháng 4/2025.
Thứ ba là dự án Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương - Bến Cát và dự án Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn, đẩy nhanh tiến độ dự án, phấn đấu khởi công dự án trong năm 2025.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.