moitruongplus Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung
Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, dọc tuyến đường Đại Thanh ( huyện Thanh Trì, Hà Nội) dài khoảng 6km xuất hiện nhiều hố ga, miệng cống trên tuyến đường đã bị mất nắp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người đi đường, con đường này hằng ngày có lưu lượng đi lại rất nhiều, về buổi tối không có hệ thống đèn chiếu sáng cho nên mức độ tiềm ẩn về nguy cơ tai nạn có khả năng tăng cao.
Hố ga mất nắp được cảnh báo bằng thùng sắt, như một vật cản nằm giữa đường.
Nhận thấy nguy hiểm người dân khắc phục bằng cách cắm các cành cây khô để cảnh báo.
Những hố ga mất nắp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Một người dân hay đi lại tại tuyến đường này cho biết: "Những nắp cống sát đường này biến mất trong nhiều tháng qua nhưng chưa không được bổ sung, thay thế. Một số hố ga con nằm giữa đường khi đi lại gây cản trở, người dân chúng tôi rất lo lắng mỗi khi đi qua đoạn đường này”.
Anh N.M. C, lái xe thường xuyên di chuyển qua tuyến đường Đại Thanh cho biết: " Nhiều nắp cống trên đường Đại Thanh biến mất đã lâu, tuy nhiên hiện nay chưa được thay thế, bổ sung, người dân tại đây khắc phục bằng các đưa các cành cây, thùng sắt ra để cảnh báo cho người đi đường, chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chức năng sớm khắc phục tinh trạng trên”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, tại các đô thị lớn, việc quản lý nắp hố ga, miệng cống đang được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị, tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể. …
Ngoài ra, theo chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho biết: "Trên thực tế, đã có những vụ tai nạn chết người do rơi xuống cống, hố ga bị mất lắp. Bên cạnh sự vô ý thức của một số người còn có cả việc chậm trễ, thậm chí, bỏ quên thay thế, bổ sung và sửa chữa của đơn vị quản lý khiến nguy hiểm rình rập người tham gia giao thông”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.