moitruongplus Trong khu vực xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, vấn đề ô nhiễm môi trường do xử lý xác động vật chết của hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Lan đã gây ra sự bức xúc trong nhân dân
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải, xác chết từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.
Câu chuyện ô nhiễm môi trường từ trại heo gia đình của ông Nguyễn Hữu Lan (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắklắk) là một ví dụ.
Trang trại này xử lý xác heo chết không tuân thủ các quy định pháp luật mà còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thay vì thực hiện quy trình xử lý theo quy định, xác heo chết được vứt bừa bãi, không tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trang trại do ông Nguyễn Hữu Lan làm chủ thuộc xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắklắk
Qua ghi nhận thực tế, những hình ảnh về xác heo to nhỏ khác nhau nằm rải rác trên mặt nước, trong quá trình phân hủy đã tạo ra một mùi hôi thối không chịu nổi và là môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của ruồi nhặng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh mà còn đe dọa sức khỏe người dân sống gần khu vực và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh thái tại đây.
Hình ảnh về xác heo to nhỏ khác nhau nằm rải rác trên mặt nước
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch UBND xã Ea Kao cho biết: "Trang trại heo trên của hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Lan. Nhận được thông tin xã đã cho người xuống kiểm tra. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra xác heo chết nổi trên hồ nước đã được xử lý sạch sẽ.”
Qua trao đổi với ông Nguyễn Hữu Lan, chủ trang trại heo cho biết: "Trang trại được xử lý chất thải và động vật chết rất sạch, tại nơi xả thải có một ao nước nhỏ và cá vẫn sống bình thường, cỏ cây vẫn mọc rất tốt. Không có tình trạng ô nhiễm”
Hình ảnh về xác heo to nhỏ khác nhau nằm rải rác trên mặt đất
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại trại heo của ông Lan không chỉ là vấn đề cục bộ mà còn có thể lan rộng ra các trang trại nuôi động vật khác trong khu vực.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên, đề nghị chính quyền địa phương cần kiểm tra, xử lý nghiêm những cá nhân chăn nuôi vi phạm trong lĩnh vực môi trường, nhất là việc vứt xác heo chết bừa bãi, xả thải các chất thải từ chăn nuôi, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật ra môi trường.
Theo Luật sư Trương Xuân Hải, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, đối với hành vi vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường được quy định tại điểm a, Khoản 6, Điều 5 Nghị định 90/2017, người vi phạm bị phạt tiền từ 5-6 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng. Mức phạt tiền quy định nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại khoản 7 Điều 13 Luật Thú y 2015 cũng có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, hành vi vứt xác động vật gây ô nhiễm môi trường là một trong những hành vi bị cấm.
Trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm, mức phạt tù tối đa đến 5 năm theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.