moitruongplus Qua kiểm tra của cơ quan chức năng xác định, diện tích đất bị khai thác là gần 9.500 m2, khối lượng đất đã khai thác hơn 25.500 m3.

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chức năng và nhiệm vụ mà rừng phòng hộ đem lại thì cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức không nhỏ từ sự tàn phá do nhu cầu phát triển kinh tế và sự tác động của con người.

Cụ thể, thời gian qua tại xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội liên tục xảy liên tục xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên đất (thuộc đất rừng) để vận chuyển ra ngoài khu vực.

"Trên nóng”

Trước tình hình trên, ngày 07/02/2024, UBND huyện đã có Văn bản số 318/UBND-TNMT do ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn ký về việc xử lý vi phạm khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng trên địa bàn xã Hồng Kỳ.

Văn bản nêu rõ: Trong thời gian từ ngày 21/01 đến ngày 03/2/2024, tại khu vực đồi Truyền Thanh (thôn 2, xã Hồng Kỳ) liên tục xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên đất (thuộc đất rừng) để vận chuyển ra ngoài khu vực. Vi phạm này đã được UBND xã Hồng Kỳ và Công an xã Hồng Kỳ kiểm tra, phát hiện nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.


Khu vực rừng bị "băm nát" do khai thác đất trái phép.

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, diện tích đất bị khai thác là gần 9.500 m2, khối lượng đất đã khai thác hơn 25.500 m3. Vi phạm này đã làm thất thoát tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, hủy hoại đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; các phương tiện vận chuyển đất làm hư hỏng nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hồng Kỳ và các xã lân cận.


Khu vực rừng phòng hộ trước khi bị khai thác đất trái phép.

UBND huyện phê bình đồng chí Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ để xảy ra việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn, mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý triệt để.

Để xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại xã Hồng Kỳ, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Công an huyện điều tra, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm để xử lý nghiêm.

Trong quá trình điều tra, nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự sẽ phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng quy định của pháp luật.

"Dưới lạnh”

Điều 17 Nghị định 158/2016/NĐ-CP đã quy định về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân xã quy định rõ:

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa;

UBND các cấp có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc khai thác khoáng sản tại địa phương của mình, nếu để xảy ra hành vi vi phạm về hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, luật cán bộ, công chức hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan.

Quy định là thế, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ ngày 21/01/2024 đến ngày 03/02/2024, các cơ quan chức năng xã Hồng Kỳ đã không kịp thời ngăn chặn, xử lý triệt để dẫn đến việc khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng bảo vệ môi trường tại đồi Truyền thanh, thôn 2.

Có thể thấy, diện tích đất rừng đã bị khai thác là 9.463 m2 và khối lượng đất đã khai thác lên tới 25.542,86 m3. Hiện nay, theo tìm hiểu, mức giá trung bình khoảng 140.000 đồng/ m3. Vậy, với khối lượng đất đã tiêu thụ trái phép, số tiền nhà nước thất thoát không hề nhỏ.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam có buổi trao đổi nhanh với ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ, ông cho biết, liên quan đến sự việc trên, xã cũng ra rất nhiều văn bản và hiện nay vẫn đang chờ xử lý…

Đáng chú ý, trước khi ra Văn bản số 318/UBND-TNMT ngày 07/02/2024, UBND huyện Sóc Sơn cũng có Văn bản số 305/UBND-TNMT ngày 06/02/2024 về việc xử lý vi phạm khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng trên địa bàn xã Hồng Kỳ.


2 Văn bản UBND huyện Sóc Sơn ban hành trong ngày 06 và 07/02/2024.

Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, UBND huyện Sóc Sơn đã ra văn bản để thay thế văn bản trước đó 1 ngày (vậy 2 Văn bản trên có gì khác nhau, nội dung này PV sẽ đề cập trong bài viết sau).

Đến nay, đã hơn 2 tháng trôi qua, kể từ khi có Văn bản xử lý vi phạm khai thác tài nguyên đất, hủy hoại đất rừng trên địa bàn xã do UBND huyện Sóc Sơn ban hành nhưng trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong vụ việc trên vẫn chưa ngã ngũ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.