moitruongplus Trước những thông tin trái chiều về vụ bắt giữ tàu cát "lậu” trên địa bàn xã Trọng Quan (Đông Hưng, Thái Bình), Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ có hay không việc buôn bán cát "lậu” và mua bán trái phép hoá đơn

Như đã thông tin, vào khoảng 19h30 ngày 27/03, từ nguồn tin riêng của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về nghi vấn một tàu chở cát ‘lậu’ không có hóa đơn, đang di chuyển trên sông Trà Lý vào địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình để tiêu thụ.


Công an huyện Đông Hưng sẽ điều tra làm rõ nguồn gốc cát "lậu” trên con tàu mang số hiệu NB-6719, và có hay không hành vi mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ của các đối tượng liên quan.

Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã lập tức có mặt tại đê tả sông Trà Lý để ghi nhận hình ảnh và bám theo di biến động của con tàu này. Sau khi di chuyển dọc tuyến sông Trà Lý đoạn từ giáp huyện Hưng Hà hướng về phía thành phố Thái Bình, con tàu này cấp bến tại một bến bãi tập kết vật liệu xây dựng thuộc địa bàn xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng, để tập kết cát tại đây.

Phát hiện nghi vấn trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã chủ động liên hệ với Công an huyện Đông Hưng đề nghị phối hợp kiểm tra, xác minh làm rõ nguồn cát này. Kết quả, lực lượng chức năng đã bắt giữ thành công tàu cát "lậu” này, và nguồn tin của phóng viên là hoàn toàn chính xác.

Cụ thể, theo kết quả điều tra ban đầu Công an huyện Đông Hưng xác định con tàu mang số hiệu NB-6719 do Trần Văn Du (sinh năm 1990, trú tại thôn Phong Tĩnh, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) điều khiển đang bơm cát lên bãi vật liệu xây dựng của ông Trần Văn Thọ (sinh năm 1978 trú tại thôn Vinh Tiến, xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng).

Quá trình kiểm tra Du không xuất trình được toàn bộ giấy tờ liên quan đến số cát mà Du bán cho Thọ. Thời điểm này, trên tàu gồm có Trần Văn Du; Trần Thị Hồng, sinh năm 1994, là vợ của Du; Nguyễn Văn Cảnh, sinh năm 1996, là phụ tàu. Công an huyện Đông Hưng đã tiến hành lập biên bản sự việc và yêu cầu những người có liên quan về trụ sở để làm việc.


Bến bãi vật liệu xây dựng của hộ ông Trần Văn Thọ là  1 trong số 6 bến bãi vật liệu "mọc” trái phép trên hành lang đê tả Trà Lý trên địa bàn xã Trọng Quan đã biến thành điểm tiêu thụ cát "lậu”

Trong một diễn biến khác có liên quan, để làm rõ tại sao lại để "con voi chui lọt lỗ kim”, khi chiếc tàu trên ngang nhiên thông chốt tuần tra, kiểm soát của Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thuỷ thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Bình, để vận chuyển gần 700 m3 cát "lậu” từ nơi khác về tiêu thụ trên địa bàn.

Chiều nay (30/3), PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi với một lãnh đạo Trạm CSGT đường thủy thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Bình.

Trả lời câu hỏi của PV, tại sao chiếc tàu cỡ lớn chở cát không có hóa đơn lại có thể lọt qua sự kiểm soát của Trạm CSGT phụ trách tuần tra, kiểm soát trên tuyến sông này? Vị lãnh đạo này khẳng định, toàn bộ các phương tiện đi vào sông đều được tuần tra, kiểm soát. Đối với tàu cát bị Công an huyện Đông Hưng bắt giữ vừa qua cũng đã được chúng tôi kiểm tra, và họ đã xuất trình được toàn bộ hóa đơn, chứng từ và hợp đồng vận chuyển đầy đủ. Việc này chúng tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh.


Tối ngày 27/3, lực lượng Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình xác minh, điều tra hành vi buôn bán cát "lậu” trên địa bàn xã Trọng Quan, theo nguồn tin PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tìm hiểu và cung cấp.

Cũng theo vị này, chúng tôi rất bất ngờ trước việc, khi qua trạm tuần tra, kiểm soát thì họ xuất trình được hóa đơn chứng từ, có hợp đồng với mỏ, vậy mà đến khi làm việc với Công an huyện Đông Hưng họ lại khai lấy cát ở đơn vị khác?! 

Ngoài ra, vị này còn khẳng định, hiện nay hóa đơn chứng từ về số lượng cát của con tàu thì Trạm vẫn đang lưu giữ. Chúng tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo và đang phối hợp, yêu cầu các cơ quan chức năng xác định lại có hay không đồng phạm giữa chủ hóa đơn với đối tượng vận chuyển, tiêu thụ số lượng cát trên. Đặc biệt cần điều tra xem có hay không việc mua bán hóa đơn, chứng từ nữa.

Cũng liên quan đến sự việc trên, theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, được biết bến bãi vật liệu xây dựng của hộ ông Trần Văn Thọ (điểm tiêu thụ cát "lậu” – PV)  là  1 trong số 6 bến bãi vật liệu "mọc” trái phép trên hành lang đê tả Trà Lý thuộc địa bàn xã Trọng Quan, đã và đang là vấn đề gây nhức nhối trong công tác quản lý Nhà nước của địa phương, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm mất an toàn hành lang bảo vệ tuyến đê Trà Lý trong suốt những năm qua.

Và để tìm hiểu hướng xử lý đối với các bến bãi này ra sao, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, Thượng tá Nguyễn Đình Quang - Trưởng Công an huyện Đông Hưng, cho biết trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra bến bãi liên quan trực tiếp thu mua cát trên tàu kia đã, với các bãi còn lại do chức năng của UBND huyện Đông Hưng, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện và các phòng, ban khác liên quan. Nếu có họ sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thì đương nhiên lực lượng công an cũng sẽ tham gia.

Cũng theo Thượng tá Nguyễn Đình Quang, hiện tại ở bãi có liên quan (bãi của hộ ông Trần Văn Thọ - PV), chúng tôi đã tổ chức rút thuế và kiểm tra sổ sách, đây là việc đương nhiên phải làm trong quá trình xác minh, điều tra vụ việc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.