moitruongplus Trên địa bàn phường Việt Hưng (quận Long Biên, TP Hà Nội) đang dần mất kiểm soát về trật tự đô thị, cảnh quan môi trường, ATGT khi hàng loạt ô đất quy hoạch bị ‘hô biến’ thành bãi đổ thải, nhà xưởng mọc lên không phép

Thông tin tới Môi trường và Đô thị Việt Nam, thời gian qua, người dân phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) phản ánh về tình trạng một số cá nhân, tổ chức có dấu hiệu qua mặt cơ quan chức năng địa phương để lấn chiếm đất công nhằm mục đích kinh doanh thu lợi bất chính, phá vỡ quy hoạch đô thị, gây mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trên đại bàn.

Nổi cộm trong số đó là việc xuất hiện nhóm đối tượng ngày đêm tự ý san lấp, đổ trộm hàng ngàn khối chất thải tại các ô đất quy hoạch rộng hàng nghìn m2 trên mặt đường Đoàn Khuê nằm ngay đối diện trụ sở UBND quận Long Biên, Công an quận Long Biên.


Toàn cảnh ô đất quy hoạch nằm cạnh trụ sở UBND quận Long Biên đang bị ‘hô biến’ thành điểm đổ thải trái phép, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

Riêng các ô đất quy hoạch nằm ở đường Vũ Đức Thận (cả hai ô đất này đều thuộc quản lý của chính quyền phường Việt Hưng) đã và đang bị ‘xẻ thịt’ để xây dựng hàng loạt nhà xưởng không phép, với diện tích hàng nghìn m2.

Ông L.V.D - một người dân sinh sống tại phường Việt Hưng, quận Long Biên cho biết: Tôi không hiểu tại sao chính quyền địa phương lại ‘ưu ái’ cho những cá nhân, tổ chức ngang nhiên đổ thải trái phép, xây dựng nhà xưởng trái phép, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan đô thị. Thực trạng này UBND phường đều nắm rất rõ nhưng không có bất cứ biện pháp nào được đưa ra để ngăn chặn, xử lý.








Đủ loại chất thải xây dựng được vận chuyển từ khắp nơi về đổ thẳng vào khu đất này nhưng không được cơ quan chức năng quận Long Biên ngăn chặn, xử lý, gây bức xúc dư luận.

Trước thông tin trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trực tiếp ghi nhận tại các ô đất quy hoạch trên, thực tế cho thấy nội dung thông tin người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.

Cụ thể, tại mặt bằng ô đất nằm ngay ngã ba đường Trường Lâm - Đoàn Khuê và Kim Quan Thượng đang được san lấp ồ ạt với đủ chủng loại chất thải bao gồm: bùn thải, đất thải pha lẫn rác, bê tông, trạc, rác thải, nguy hiểm hơn khi các đối tượng này còn cho đổ trộm hàng trăm khối bê tông nhựa đã thải loại trong quá trình cải tạo mặt đường (tên gọi khác là nhựa asphalt, chất thải này được coi là chất thải nguy hại và theo quy định thì cần phải có quy trình xử lý rất nghiêm ngặt trước khi thải ra môi trường - PV).

Cơ sở vật chất bảo vệ khu đất được nhà nước đầu tư bằng ngân sách đã bị các đối tượng tự ý cho tháo dỡ, cắt bỏ hàng loạt hàng rào thép bao quanh, một số đoạn vỉa hè bị các phương tiện vận chuyển, đổ trộm chất thải phá hỏng gây ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu kỹ thuật của tuyến đường. Tại thời điểm ghi nhận, có một máy xúc đang nằm đợi trong bãi và một chiếc xe tải nhỏ vừa đổ một lượng lớn đất thải chở từ nới khác về bãi.

Điều đáng nói, vị trí ô đất này nằm ngay đối diện trụ sở Công an và UBND quận Long Biên. Việc san lấp này diễn ra công khai cả ngày lẫn đêm, với tiếng ồn lớn từ các phương tiện cơ giới, khói bụi phát tán ra môi trường nhưng sự việc không được quan tâm, xử lý?!

Riêng các ô đất ở mặt đường Vũ Đức Thận, khu đất này đã bùng phát hàng loạt vấn đề về trật tự đô thị, gây ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường. Tại đây hàng loạt nhà xưởng bằng khung thép kiên cố mọc lên như nấm, có những xưởng quy mô rộng hàng trăm m2, các mô hình spa ô tô, sửa chữa xe hơi hoạt động rầm rộ, công khai. Quá trình hoạt động có dấu hiệu không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và các quy định về bảo vệ môi trường.

Trước tình trạng ‘xà xẻo’ đất công với quy mô lớn như trên, đã khiến người dân địa phương lo ngại việc xử lý những tồn tại, vi phạm này sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn và ai là người chịu trách nhiệm?






Hàng rào sắt kiên cố bị phá hỏng để các phương tiện tự do ra/vào đổ chất thải, vỉa hè và hệ thống thoát nước cũng bị phá vỡ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật quanh khu vực.  

Để làm rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với sự việc nêu trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Đặng Thúy Vân - Chủ tịch UBND phường Việt Hưng. Bà Vân cho biết, hiện nay hai ô quy hoạch mà PV phản ánh đã được giải phóng mặt bằng, hạ tầng sạch. Theo chủ trương của quận Long Biên thì  những ô đất quy hoạch mà chưa có dự án thì cho phép phường lập phương án xây dựng bãi đỗ xe tạm và trình UBND quận quyết định, phê duyệt.

Cũng theo bà Vân, đến thời điểm này phường đã hoàn thiện hồ sơ và trình lên quận nhưng chúng tôi chưa nhận được quyết định phê duyệt của quận Long Biên.

Trả lời câu hỏi, tại sao chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt nhưng hiện trạng những ô quy hoạch nằm giáp mặt đường Đoàn Khuê đã và đang diễn ra tình trạng người dân ồ ạt vận chuyển đủ loại chất thải đến đổ và san gạt tạo mặt bằng? Bà Vân cho hay, sau khi người dân và báo chí phản ánh thì phường đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đồng thời yêu cầu khắc phục hậu quả.

Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ xử lý vi phạm, bà Vân viện lý do cán bộ chuyên môn lưu giữ hồ sơ không có mặt ở phường nên hứa sẽ cung cấp sau. Tuy nhiên, những ngày sau PV đã nhiều lần chủ động liên hệ lại với bà Vân nhưng không nhận được phản hồi!





Ô đất quy hoạch tại mặt đường Vũ Đức Thận đang bị ‘xẻ thịt’ để xây dựng trái phép hàng loạt nhà xưởng quy mô lớn, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Trao đổi về ô đất quy hoạch ở đường Vũ Đức Thận (hiện trạng hàng loạt nhà xưởng mọc lên và hoạt động kinh doanh rầm rộ – PV), người đừng đầu chính quyền phường Việt Hưng cho biết, năm ngoái (2023) chúng tôi đã trình quận phương án cho thuê thầu tại ô đất này, nhưng do vướng về hệ số thuê đất nên chưa thể thống nhất được và cũng đang đợi quyết định chính thức từ phía UBND quận.

Trong một diễn biến khác, để tìm hiểu về công tác quản lý, giám sát tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn PCCC liên quan đến hoạt động của các hộ kinh doanh tại những ô đất này, trao đổi qua điện thoại với PV, Trung tá Nguyễn Đức Văn - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an quận Long Biên cho biết, chúng tôi sẽ kiểm tra và thông tin sau!

Từ diễn biến thực tế trên, có thể nhận thấy chính quyền sở tại có biểu hiện buông lỏng quản lý đất công, thiếu cương quyết trong xử lý những vi phạm đối với những cá nhân, tổ chức lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, hoạt động xây dựng trái phép và đặc biệt là hành vi đổ trộm chất thải huỷ hoại môi trường. Đến đây dư luận có quyền đặt dấu hỏi về trách nhiệm, năng lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp của quận Long Biên?
















Cận cảnh loạt nhà xưởng hoạt động kinh doanh dịch vụ sửa chữa, chăm sóc xe ôto như: CARO; BON AUTO; SRM MOTOS; LỘC PHÁT AUTO; XÍ NGHIỆP 27/7.... quá trình hoạt động, gần như các cơ sở này đều xả thải trực tiếp ra môi trường.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.