moitruongplus Theo phản ánh của các hộ dân dọc tuyến đường ĐH.39 đoạn từ xã Thụy Quỳnh đến xã Hồng Dũng (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), đơn vị thi công Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH.39 không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động.

Theo tìm hiểu, Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH.39 (sau đây viết tắt là Dự án) đoạn từ xã Thụy Quỳnh đến xã Hồng Dũng (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) dài 2,2 km.

Dự án có tổng mức đầu tư là 29,9 tỷ đồng, do Ban QLDA đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Thái Thuỵ là đại diện chủ đầu tư; nhà thầu thi công dự án là Công ty TNHH tư vấn, đầu tư xây dựng và thương mại Phan Quỳnh. 




Quá trình thi công dự án bị phản ánh không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của các hộ dân sinh sống tại đây.

Quá trình thi công Dự án bị người dân phản ánh tại một số đoạn đường, đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ biện pháp đảm bảo an toàn giao thông như không căng dây phản quang cảnh giới khi thi công hoặc dây bị dứt; không có biển hạn chế tốc độ ở khu vực đang thi công, không có người hướng dẫn phân làn, phân luồng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất lớn.

Đặc biệt, quá trìnhcải tạo, nạo vét và xây mới cây cầu thuộc trung tâm xã Thụy Dũng, đơn vị thi công còn để đất bùn thải sau khi nạo vét ngổn ngang ở vệ đường, gây ô nhiễm mất vệ sinh môi trường. Đáng nói, tại đây xuất hiện các hố đào sâu hàng mét nhưng không được đơn vị thi công chăng dây, cảnh báo tiềm ẩn gây nguy hiểm cho các hộ dân sống quanh khu vực và người tham gia giao thông.




Quá trình cải tạo, nạo vét và xây mới cầu thuộc trung tâm xã Thụy Dũng, đơn vị thi công để đất bùn thải sau khi nạo vét ngổn ngang ở vệ đường, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất ATGT.

Bà T.T.H – người dân sống cạnh dự án cho biết, cạnh dự án là hệ thống các trường mầm non, trường Tiểu học và THCS Thụy Dũng, mỗi ngày có hàng nghìn học sinh đi lại mà tôi thấy đơn vị thi công rất chủ quan khi không lắp đặt hệ thống biển cảnh báo cẩn thận, gây nguy hiểm cho các cháu học sinh mỗi khi đến trường.

Cũng theo bà T.T.H, quá trình làm đường, họ còn không tưới nước mặt đường, gây bụi bẩn ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng lớn đến các hộ dân sống ở ven đường và người tham gia giao thông.


Đơn vị thi công không tiến hành tưới mặt đường, gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

Có mặt tại khu vực dự án đang thi công, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận những bức xúc của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Tại đây không đặt biển thông tin dự án, không đặt biển bảng, chăng dây phản quang cảnh báo an toàn. Quá trình thi công hạng mục rải đá 4x6 không đặt cọc tiêu, dây phản quang, người dân tham gia giao thông vẫn đi lại phần đường còn lại rất dễ bị trượt, ngã.


Hàng ngàn phụ huynh, học sinh các trường Mầm non, trường Tiểu học và THCS Thụy Dũng luôn bất an mỗi ngày đến trường phải di chuyển qua khu vực thi công dự án.

Đoạn đang thi công hạng mục cống, đào hố sâu, sắt thép tại công trường để ngổn ngang nhưng đơn vị thi công dường như ‘bỏ quên’ công tác đảm bảo ATGT cho người dân đi lại, trông rất nguy hiểm.

Theo quan sát, trong quá trình thi công, các công nhân không được trang bị đồ bảo hộ theo quy định, tiềm ẩn gây nguy cơ tai nạn lao động rất lớn.

Để rộng đường dư luận, PV có cuộc trao đổi với ông Bùi Thế Dân - Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Thái Thụy và được vị này cho biết, đây là giai đoạn 2 của dự án, công trình vừa khai thác vừa sử dụng. Về những nội dung người dân phản ánh, chúng tôi đã rất cố gắng cho anh em khắc phục và giảm thiểu tối đa vấn đề mất an toàn giao thông, tuy nhiên tất cả các công trình là không tránh khỏi việc bụi bặm, ô nhiễm.


Quá trình thi công, các công nhân không được trang bị đồ bảo hộ theo quy định, gây nguy cơ tai nạn lao động rất lớn.

Để đảm bảo môi trường sống và an toàn cho người dân trong quá trình thi công dự án, chúng tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan của tỉnh Thái Bình, UBND huyện Thái Thụy cần kiểm tra quá trình thi công để có biện pháp ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời những bất cập đã và đang tồn tại tại dự án./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.