moitruongplus Chợ Láng Thượng tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội do UBND phường Láng Thượng quản lý chưa đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng vẫn vô tư hoạt động. Trách nhiệm thuộc về ai nếu xảy ra hỏa hoạn?
Chợ Láng Thượng không đủ điều kiện PCCC
Chợ Láng Thượng có địa chỉ tại ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội do UBND phường Láng Thượng quản lý chưa đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) tuy nhiên vẫn ngang nhiên vô tư hoạt động.
Chợ Láng Thượng có địa chỉ ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội tấp nập từ sáng sớm
Theo thông tin từ cổng thông tin của UBND quận Đống Đa, được biết ngày 14/11/2023 UBND quận Đống Đa đăng tải công khai danh sách các cơ sở tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động về PCCC trên địa bàn quận.
Theo đó, chợ Láng Thượng của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Láng Thượng là một trong những cơ sở tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động về PCCC. Cụ thể, tại danh sách mà UBND quận Đống Đa đăng tải có nêu rõ chợ Láng Thượng có Quyết định tạm đình chỉ tại Quyết định số 61/QĐTĐC-PC&CC2 ngày 2/2/2018 và Quyết định đình chỉ tại Quyết định số 182/QĐĐC-PC&CC2 ngày 26/7/2018. Phạm vị tạm đình chỉ, đình chỉ là toàn bộ công trình.
Mới đây nhất, ngày 7/3/2024 UBND quận Đống Đa tiếp tục đăng tải công khai danh sách các cơ sở tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động PCCC trên địa bàn quận. Theo đó, chợ Láng Thượng vẫn tiếp tục nằm trong danh sách này.
Chợ Láng Thượng vẫn vô tư hoạt động, hậu quả là khó lường nếu hỏa hoạn xảy ra và khi đó ai sẽ chịu trách nhiệm?
Mặc dù luôn được "bêu” tên trong danh sách các cơ sở tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động PCCC trên địa bàn quận của UBND quận Đống Đa. Thế nhưng theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử thì chợ Láng Thượng vẫn vô tư hoạt động.
Chợ Láng Thượng vẫn vô tư hoạt động khi chưa đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Ghi nhận tại chợ Láng Thượng vào ngày 9/3 từ sáng sớm chợ đã bắt đầu tấp nập, sôi nổi mặc cho nơi đây vẫn chưa đủ điều kiện về an toàn PCCC.
Nhận thấy việc mất an toàn từ hoạt động tại chợ Láng Thượng khi chưa đủ điều kiện về an toàn PCCC, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có những phản ánh đến bà Đoàn Thị Hồng Thanh – Phó Chủ tịch UBND phường Láng Thượng. Qua trao đổi, bà Thanh cho biết: Phía chợ Láng Thượng cũng đang cố khắc phục tuy nhiên cũng gặp những khó khăn nên cũng chưa đủ và các bà con chủ yếu cũng bán ở ngoài.
Các kiot quần áo (hàng hóa dễ cháy) hoạt động bên trong chợ Láng Thượng
Theo vị Phó Chủ tịch phường thì, chợ chưa đủ điều kiện hoạt động nên chủ yếu bán ở bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế là không phải như vậy. Mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập ở bên trong. Và có không quá khó để thấy những kiot bán đồ khô, hay quần áo, hàng hóa dễ cháy.
Thời gian gần đây, Hà Nội nói riêng cũng như nhiều địa phương trên toàn quốc nói chung đã xảy ra nhiều vụ cháy chợ gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nhân dân. Theo đó, có không ít những vụ cháy mà có nguyên nhân do chợ không đảm bảo về điều kiện PCCC. Chính vì thế, việc chợ Láng Thượng không đủ điều kiện PCCC nhưng vẫn cố tình hoạt động trong suốt một thời gian dài như vậy thì sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn luôn hiện hữu nếu không sớm được xử lý khắc phục. Đặc biệt, trong thời gian tới là mùa nắng nóng.
Nếu xảy ra hỏa hoạn trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Đầu năm 2024, UBND quận Đống Đa cũng đã ban hành Chương trình công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quận. Theo đó, chương trình có yêu cầu: "Tiến hành đồng bộ, các nhiệm vụ giải pháp nhằm chấn chỉnh những tồn tại trong công tác PCCC tại các cơ sở trên địa bàn quận; xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm vi phạm quy định của pháp luật về PCCC…
Cũng tại chương trình này thì Chủ tịch UBND các phường thực hiện, chịu trách nhiệm theo quy định của người đứng đầu..".
Hi vọng, với việc triển khai Chương trình công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội thì Chợ Láng Thượng tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa sẽ sớm được khắc phục, đủ điều kiện PCCC khi hoạt động để đảm bảo tối đa sự an toàn cho bà con nhân dân, cũng như để tránh những tổn thất thiệt hại của tiểu thương. Biết rằng hỏa hoạn hay tai nạn là điều không ai muốn xảy ra.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.