moitruongplus Sau bài viết của Môi trường và Đô thị Việt Nam về hoạt động tái chế phế liệu gây ô nhiễm tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, người dân hy vọng các cơ quan chức năng giải quyết triệt để vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy hoạt này vẫn tái diễn.

Trước đó, ngày 02/01/2024, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết "Cần kiểm tra hoạt động tái chế phế liệu gây ô nhiễm tại xã Hiệp Phước”   https://www.moitruongvadothi.vn/can-kiem-tra-hoat-dong-tai-che-phe-lieu-gay-o-nhiem-tai-hiep-phuoc-a151499.html phản ánh về tình trạng hoạt động tái chế phế liệu của một hộ kinh doanh tại khu vực 2/47/11 Phan Văn Bảy, ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh liên tục xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.




Khu vực 2/47/11 Phan Văn Bảy, ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, việc xưởng tái chế phế liệu liên tục xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm

Cơ sở tái chế phế liệu này nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, phế liệu được tập kết thành những đống cao như núi và hầu hết để lộ thiên. Nước thải trong quá trình tẩy rửa phế liệu không được xử lý mà trực tiếp thải ra ao hồ, kênh mương thông qua hệ thống cống rãnh thoát nước của nhà máy này, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước nặng nề và những mối nguy về bệnh tật.

Đặc biệt, đất ở khu vực này là đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên bất chấp quy định của pháp luật, hộ kinh doanh nói trên vẫn cố tình xây dựng trái phép các nhà xưởng tái chế, sản xuất phế liệu và gây ảnh hưởng đến môi trường.








Nước thải được xả thẳng trực tiếp ra môi trường phát sinh mùi hôi thối nồng nặc, nước dưới những con mương lúc nào cũng đen ngòm, bọt nổi trắng xoá, trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề và những mối nguy về bệnh tật.

Mặc dù đã có biện pháp xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép và xả thải gây ô nhiễm môi trường, song việc này không đủ để ngăn chặn hoạt động tái chế phế liệu không đúng cách. Công tác kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các chủ xưởng tái chế vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn chưa được thực hiện một cách quyết liệt và hiệu quả như mong đợi của người dân.

Trách nhiệm của cơ quan chức năng đặt ra nhiều câu hỏi từ người dân và cộng đồng. Tại sao hoạt động tái chế phế liệu gây ô nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù đã có những biện pháp xử lý từ cơ quan chức năng? Tại sao không có sự kiểm tra định kỳ và giám sát chặt chẽ để ngăn chặn hoạt động này từ trước?

Việc tiếp tục phát sinh ô nhiễm môi trường từ hoạt động tái chế phế liệu cũng đặt ra nhiều lo ngại về tác động đến sức khỏe của người dân trong khu vực và môi trường xung quanh. Mùi hôi thối nồng nặc và nước rỉ rác ô nhiễm không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ về các bệnh về hô hấp và môi trường.

Từ thực trạng trên, rất mong cơ quan chức năng cần kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, và cần có các biện pháp giám sát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường để đảm bảo rằng mọi biện pháp được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững, từ đó bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân xung quanh.

Xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì?

Cấm hành vi xả chất thải trái phép vào môi trường

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành động bị nghiêm cấm theo quy định của Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Điều này bao gồm việc vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn hoặc chất thải nguy hại không tuân theo quy trình kỹ thuật hoặc luật lệ về bảo vệ môi trường.

Hành vi xả nước thải, khí thải chưa qua xử lý đạt chuẩn chất lượng cũng bị cấm. Cũng như thực hiện các dự án đầu tư hoặc xả thải mà chưa đáp ứng được các điều kiện quy định cho phép về bảo vệ môi trường.

Mức phạt hành chính cho hành vi xả thải trái phép

Mức phạt hành chính cho hành vi xả thải trái phép ra môi trường được quy định theo Điều 4 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Theo đó:

Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị: cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 1.000.000.000 VNĐ đối với cá nhân và tổ chức là tới 2.000.000.000 VNĐ.

Có các hình phạt bổ sung ngoài phạt tiền như sau:

Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép xả thải khí thải công nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Tịch thu các vật phẩm, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tạm ngừng các hoạt động liên quan đến xử lý chất thải của doanh nghiệp. Sau khi thời hạn xử lý kết thúc, các hoạt động không liên quan vẫn được phép tiếp tục. Đồng thời, doanh nghiệp vi phạm còn có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Ví dụ: buộc phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và báo cáo kết quả khắc phục theo quy định.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.