moitruongplus Hà Nội hiện có rất nhiều chung cư tái định cư ngay từ khâu thiết kế xây dựng ban đầu đã không có nhà sinh hoạt cộng đồng.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có 176 chung cư tái định cư, do 3 đơn vị vận hành là Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (quản lý 136 tòa); Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội - Handico (22 tòa); Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở thuộc Sở Xây dựng (18 tòa). Trong số này, có khoảng 90 chung cư xây dựng trước thời điểm có Luật Nhà ở ban hành năm 2005 nên không có nơi sinh hoạt cộng đồng.


Khu tái định cư Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai).

Do lâu nay không có nhà sinh hoạt cộng đồng, nên các cư dân ở chung cư tái định cư NO14A phường Định Công (quận Hoàng Mai), thường kê ghế ngoài hành lang tầng 3 để hội họp. Ông Trần Lương Thừa, Trưởng nhóm tự quản chung cư NO14A cho hay: "Ngồi họp ở hành lang vào mùa hè thì nóng bức, mùa đông thì gió rét nên bà con rất mong sớm có phòng sinh hoạt cộng đồng đúng nghĩa...”.


Nhà N10 khu tái định cư Đồng Tàu nhếch nhác, xuống cấp

Tương tự, tại chung cư tái định cư B10B Khu đô thị Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), ông Dương Sáng Sơn, Tổ trưởng tổ dân phố 44 (gồm 2 tòa B10B và B10C) cho biết: Tổ có 99 hộ, song cả 2 tòa đều không có nhà sinh hoạt cộng đồng. Trước đây, cư dân phải mượn phòng quản lý của đơn vị vận hành tòa nhà mỗi khi hội họp... 

Ngược lại, ở ngay trung tâm của quận Ba Đình lại có một cộng đồng dân cư văn hóa, văn minh với hơn 1000 nhân khẩu hiện đang sinh sống và làm việc. Đó là chung cư C1 Thành Công. Đây là chung cư tái định cư được xây dựng theo chủ trương cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ của Hà Nội. Gọi là tái định cư nhưng chất lượng tòa nhà chẳng khác gì chung cư hạng sang.


Nhà C1 Thành Công là một trong những dự án nhà tập thể cũ đầu tiên ở khu tập thể Thành Công được xây dựng cải tạo.

Tòa nhà C1 Thành Công được xây dựng trên tổng diện tích 2560m2, gồm 17 tầng nổi và 2 tầng hầm. Đây là dự án phức hợp bao gồm 200 căn hộ chung cư, với gần 800 người và khối văn phòng rộng 4080 m2, với khoảng hơn 200 nhân viên làm việc hàng ngày. Khu Văn phòng được thiết kế từ tầng 6 đến tầng 17, với hệ thống thang máy riêng, tách biệt hoàn toàn khối căn hộ chung cư đảm bảo không gian làm việc chuyên nghiệp, riêng tư và yên tĩnh nhất. 

Ngày 21/9/2023, Hội nghị thành lập Ban Quản trị tòa nhà C1 Thành Công lần đầu đã tổ chức thành công tốt đẹp

Tòa nhà C1 Thành Công được đầu tư và xây dựng bởi Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1 – Cienco 1. Tòa nhà được xây dựng trên nền đất cũ của tập thể C1 Thành Công thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.


Ngày 9/3/2024, Ban Quản trị tòa nhà C1 Thành Công đã tổ chức ra mắt phòng sinh hoạt cộng đồng với diện tích gần 200m2, rất khang trang, sạch đẹp


Các cư dân và khối văn phòng đã đến dự và chúc mừng buổi ra mắt phòng sinh hoạt cộng đồng C1 Thành Công

Không giống như các chung cư tái định cư xuống cấp, nhếch nhác khác, tòa C1 Thành Công có rất nhiều dịch vụ tiện ích, trong đó có Phòng sinh hoạt cộng đồng rộng gần 200 m2, thuộc phần sở hữu chung, sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt chung của cộng đồng như: Tổ chức hội họp, hội nghị, gặp gỡ, giao lưu, sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao, tổ chức tiệc, lễ tết, hiếu hỷ… giúp tạo ra môi trường thân thiện, đoàn kết, thúc đẩy sự giao lưu, gắn kết giữa các thành viên sống trong khu chung cư C1 Thành Công.


Năm thành viên Ban Quản trị tòa nhà C1 Thành Công

Hiện nay, Ban Quản trị tòa nhà C1 Thành Công đã đã được thành lập và đi vào hoạt động.

Bước đầu, Ban Quản trị đã và đang phát huy được vai trò và trách nhiệm là đại diện các chủ sở hữu tòa nhà C1, Thành Công trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng tòa nhà C1 trở thành chung cư đáng sống, có một cộng đồng cư dân văn minh, hiện đại./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.