moitruongplus Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, xuất hiện hàng loạt cơ sở thu mua keo tràm có gắn cân tải trọng ngang nhiên thành lập, hoạt động trái pháp luật. Chỉ tính riêng huyện miền núi Minh Hóa, đã có gần 20 trạm cân, điểm tập kết keo tràm trái phép.
Vào thời điểm cao vụ thu mua keo tràm nguyên liệu, không khó để có thể bắt gặp những chiếc xe tải trên thùng chất đầy keo tràm lưu thông trên đường. Những chiếc xe này bốc hàng tại các cơ sở thu mua keo tràm có gắn cân tải trọng chui không có giấy phép rải khắp hầu hết các xã ở huyện Minh Hóa.
Chỉ tính riêng trên đường QL12C đoạn đi qua hai xã Hồng Hóa và Hóa Phúc, một đoạn đường chỉ hơn chục cây số nhưng đã có tới tận 5 trạm thu mua keo tràm có gắn cân tải trọng. Điều đáng nói, những trạm cân này không hề có bất cứ một giấy tờ, thủ tục hợp pháp nào cả.
Tại huyện miền núi Minh Hóa có gần 20 trạm cân, điểm tập trung keo tràm trái phép được mọc lên.
Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, hiện tại trên địa bàn xã Hồng Hóa có 3 trạm thu mua keo tràm có gắn cân tải trọng. Các trạm cân này chỉ nằm cách nhau khoảng hai - ba cây số. Tất cả ba trạm cân này đều không có bất cứ một giấy tờ pháp lý đầy đủ nào do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.
Cụ thể, tại trạm cân keo tràm của chủ hộ đăng ký kinh doanh là ông Đinh Tiến Vân (trú tại thôn Yên Thắng, xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa), trạm cân này được xây dựng tại thôn Quảng Hóa thuộc thửa đất số 03, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Hồng Hóa. Cơ sở của ông Vân được xây trên đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm, chưa được chuyển đổi mục đích xử dụng đất sang đất kinh doanh thương mại.
Cũng tương tự như trạm cân của Ông Vân, cơ sở thu mua keo tràm của ông Đinh Quốc Hà nằm tại thôn Quảng Hóa, xã Hồng Hóa cũng đã được lắp đặt cân điện tử trên thửa đất số 48, tờ bản đồ số 27, bản đồ địa chính xã Hồng Hóa. Trạm cân này cũng nằm trên đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm. Điều đáng nói, cơ sở kinh doanh này đang nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ (thuộc tuyến QL12C).
Còn một trạm cân nữa thuộc sở hữu của ông Đinh Thanh Viên được đặt tại thôn Rục, xã Hồng Hóa, trạm cân này cũng đang nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ thuộc quốc lộ 12C. Các cơ sở kinh doanh này này đã hoạt động tại địa phương 2 – 3 năm nay nhưng đều chưa thực hiện chuyển đổi mục đích xử dụng đất từ đất ở nông thôn và trồng cây lâu năm sang đất kinh doanh thương mại, đất phi nông nghiệp.
Cơ sở thu mua keo tràm có lấp trạm cân điện tử của ông Đinh Tiến Vân tại thôn Quảng Hóa, xã Hồng Hóa được xây dựng trên đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm.
Ông Cao Viễn Bình – Chủ tịch UBND xã Hồng Hóa khẳng định, các trạm cân trên địa bàn xã đang hoạt động không đúng theo quy định của pháp luật. Chính quyền xã cũng đã lập biên bản và đình chỉ hoạt động nhiều lần, nhưng được một thời gian họ lại hoạt động trở lại.
"Các trạm cân này đều nằm trên đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm, họ chỉ có mỗi giấy phép đăng kí kinh doanh còn lại các thủ tục đấu nối, chuyển đổi đất hay phòng cháy chữa cháy đều không có, cái này là hoàn toàn không đúng quy định”, ông Bình cho hay.
Tại xã Hóa Phúc, huyện Minh Hóa cũng như vậy, hiện tại toàn xã có 2 cơ sở kinh doanh đang lấp trạm cân điện tử trái phép trên ở địa bàn xã. Một trạm cân được đặt tại thôn Sy, xã Hóa Phúc do ông Cao Hồng Sơn làm chủ kinh doanh. Một trạm nữa là của ông Đinh Bình Chinh có địa chỉ thường trú tại thôn Cầu Roàng, xã Hồng Hóa.
Khi tiếp cận các thủ tục giấy phép hoạt động của các trạm cân tự phát này, PV chỉ nhận được một giấy chứng nhận Đăng ký hộ kinh doanh do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Minh Hóa cấp, ngoài ra không còn giấy tờ nào khác cả.
Những trạm cân tự phát này đều nằm trên những tuyến quốc lộ lớn chạy qua địa bàn huyện Minh Hóa, xe tải ra vào tấp nập gây mắt an toàn giao thông.
Tương tự như QL12C, trên đường Hồ Chí Minh đoạn từ xã Hóa Hợp đến xã Hóa Thanh, một đoạn đường ngắn chỉ khoảng hai chục cây số nhưng cũng có tới 4 cơ sở thu mua keo tràm có gắn cân điện tử nằm chủ yếu ở các xã Hóa Hợp (2 trạm), Hóa Tiến (1 trạm), Hóa Thanh (1 trạm). Trên QL12A thuộc địa bàn xã Trung Hóa cũng có 2 trạm cân đang hoạt động
Và tất nhiên, những trạm cân đang kể trên đều là những trạm cân 4 không: không đảm bảo thủ tục pháp lý về sử dụng đất, không hoàn thiện thủ tục đấu nối giao thông, PCCC, vệ sinh môi trường nhưng vẫn hoạt động ngang nhiên, bất chấp pháp luật trong thời gian dài.
Điều đáng nói, những trạm cân này đều nằm trên những tuyến quốc lộ lớn nhưng chưa hoàn thiện được thủ tục đấu nối. Thường xuyên có xe tải lớn ra vào tấp nập gây cản trở và mất an toàn giao thông cho nhiều người dân khi lưu thông trên những tuyến đường này.
Những chiếc xe tải chở đầy keo tràm từ các trạm cân kể trên có dấu hiệu quá khổ, quá tải đang lưu thông trên QL12C.
Công tác vệ sinh môi trường cũng không được đảm bảo, theo phản ánh của người dân, tại các trạm cân tự phát này, xe tải to nhỏ chở keo tràm ra vào tấp nập kéo theo bùn đất rơi vương vãi khắp đường. "Mỗi khi mưa xuống thì đường nhựa hóa thành đường đất, đất hòa vào nước tạo thành bùn vương vãi cả một đoạn dài vài cây số, người dân đi lại rất khó khăn. Khi trời nắng lên thì bụi bay mù mịt cả một vùng rất vất vả”, anh Hoàng Vâng (thôn Rục, xã Hồng Hóa), chia sẻ.
Hoạt động kinh doanh thu mua keo tràm là hoạt động kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên sau khi được cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh, các hộ kinh doanh ở những trạm cân kể trên không thực hiện đầy đủ các thủ tục đảm bảo quy định về quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vệ sinh môi trường, PCCC… nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép trong thời gian dài. Phải chăng chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và cũng thiếu kiên quyết xử lý từ khi các trạm này mới thành lập?!
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.