moitruongplus Do công tác đo đạc, cấp sổ đỏ sai lệch mốc giới, đã dẫn đến việc người dân tranh chấp đất, gây mất trật tự tại địa phương.
Theo nhiều hộ dân ở Tổ dân phố Tài năng, thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, thời gian qua, ở địa phương đã xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai khá phức tạp. Đặc biệt là vụ tranh chấp đất vườn giữa hộ ông Võ Văn Hiệp và bà Nguyễn Thị Gấm An (cùng tổ dân phố Tài Năng) do cấp sổ đỏ sai lệch mốc giới, tăng diện tích đột biến, gây ảnh hưởng sinh hoạt của nhiều gia đình xung quanh.
Theo hồ sơ gia đình ông Võ Văn Hiệp cung cấp thì việc sử dụng đất thổ cư (vườn) của bà Lê Thị Bảy (mẹ ông Hiệp) trước đây là đúng mục đích và được thể hiện rõ trong hồ sơ đăng ký đất đai và Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (QSDĐ) do huyện Ba Tơ cấp năm 1999. Đến năm 2001, bà Lê Thị Bảy đã chuyển nhượng, tách thửa cho bà Nguyễn Thị Gấm An diện tích 102 m2. Với phần diện tích còn lại từ đó đến nay, gia đình ông Hiệp (con bà Bảy) vẫn sử dụng chất củi, trồng cây ăn quả và rau, đậu các loại…
"Căn cứ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, ngày 16/5/2001 giữa bà Bảy và bà An, căn cứ vào giấy chứng nhận QSDĐ thửa đất số 395, tờ bản đồ số 8, diện tích 102m2 thị trấn Ba Tơ được UBND huyện Ba Tơ cấp giấy chứng nhận vào ngày 22/12/2003 cho bà Gấm An đều thể hiện diện tích 102m2 là đúng và phù hợp với thực tế chuyển nhượng QSDĐ, phù hợp với quá trình sử dụng đất của bà Gấm An, mốc giới là không thay đổi” – Ông Đinh Y Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Ba Tơ cho biết.
"Căn cứ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, ngày 16/5/2001 giữa bà Bảy và bà An, căn cứ vào GCNQSDĐ thửa đất số 395, tờ bản đồ số 8, diện tích 102m2 được UBND huyện Ba Tơ cấp vào ngày 22/12/2003 cho bà Gấm An đều thể hiện diện tích 102m2 là đúng và phù hợp với thực tế chuyển nhượng QSDĐ, phù hợp với quá trình sử dụng đất của bà Gấm An, mốc giới là không thay đổi” – Ông Đinh Y Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Ba Tơ khẳng định.
Ông Hiệp đang làm hồ sơ khiếu nại đến các cơ quan chức năng.
Trong Biên bản xác minh thực địa của UBND thị trấn Ba Tơ và Biên bản hòa giải của Ban Tư pháp thị trấn Ba Tơ gần đây, chính bà Nguyễn Thị Gấm An cũng đã thừa nhận: "Năm 2001, bà nhận chuyển nhượng đất của bà Bảy với diện tích 102 m2, có sơ đồ trích đo thửa đất và Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Bảy và bà An, được Phòng Địa chính ký ngày 15/5/2001 và UBND huyện Ba Tơ ký ngày 16/5/2001…”.
Đến ngày 10/10/2006, UBND huyện Ba Tơ đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Gấm An, ông Trương Quang Vân, nhập hai thửa đất số 411 (bà An cũng nhận chuyển nhượng đất từ mẹ của ông Nguyễn Văn Đua) và thửa số 392 thành thửa đất số 446, tờ bản đồ số 8, diện tích 562,5 m2. Vì vậy, diện tích mà bà An nhận chuyển nhượng từ mẹ của ông Đua là không thay đổi, cũng như về vị trí giới cận và không có diện tích đất dư thừa nào khác. Việc này có xác nhận về giới cận của ông Nguyễn Văn Đua (con bà Nguyễn Thị Đua)…
Thế nhưng, không rõ bằng cách nào mà bà Gấm An đã "hoá phép” biến mảnh đất chuyển nhượng từ 100 m2 thành 129,6 m2 (tăng lên 27,6 m2)?! Theo đơn yêu cầu cung cấp thông tin của ông Hiệp nêu rõ: "Bản đồ địa chính đo vẽ năm 2001 được Sở Địa chính Quảng Ngãi (nay Sở TN&MT) kiểm tra, nghiệm thu tháng 10/2001 đã có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa phần diện tích tăng lên của bà An, không đúng so với bản đồ địa chính thị trấn Ba Tơ cung cấp cho gia đình ông trước đó”.
"Đến ngày 26/6/2015, thửa đất số 395 (nay là thửa đất số 288) được bà An, ông Vân đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, sau đó được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận cho bà Gấm An với diện tích là 129,6 m2, tức diện tích bị chênh lệch, tăng lên 27,6m2 là không đúng diện tích chuyển nhượng, cũng như không đúng mốc giới đã kê khai trước đây” – Ông Hiệp khẳng định.
Giấy xác nhận của ông Nguyễn Văn Đua.
Một cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cho rằng: "Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với thửa số 288 cho bà Gấm An, ông Vân của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, ngày 26/06/2015 là không đúng với quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính (theo Thông tư 25/2014)…”.
Diện tích cấp sổ đỏ cho bà Gấm An bị sai lệch mốc giới.
"Trước khi đo vẽ chi tiết thửa đất 288, cán bộ đo đạc chưa xác định ranh giới thửa đất. Cán bộ đo đạc chưa phối hợp chặt chẽ với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất. Cán bộ đo đạc cũng không yêu cầu người chuyển nhượng đất, sử dụng đất hiện tại xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất đã dẫn đến vi phạm trong việc đo vẽ, cấp đất sai lệch diện tích, mốc giới đối với một số hộ dân tại địa phương…” – Một cán bộ hưu trí ở thị trấn Ba Tơ bức xúc.
Đề nghị cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra làm rõ và sớm khắc phục tình trạng nêu trên, góp phần ổn định trật tự an toàn trên địa bàn.
Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.