moitruongplus Thời gian qua, ngay dưới chân cầu vượt đi bộ đường Nguyễn Ái Quốc, xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trở thành nơi tập kết rác thải trái phép, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như làm mất mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngay dưới chân cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Nguyễn Ái Quốc, gần cổng Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (thuộc phường Hóa An, TP. Biên Hòa) mặc dù đã có biển báo cấm đổ rác, nhưng lâu nay đã hình thành một bãi rác lớn do những người dân vô ý thức đem đến bỏ tập kết tại đây.
Mặc dù ngay chân cầu vượt có đặt biển báo "cấm đổ rác", nhưng lâu nay lại hình thành một bãi rác lớn lộ thiên nằm ngổn ngang ngay bên đường.
Đoạn đường này xuất hiện một đống rác thải sinh hoạt nằm ngổn ngang dưới trụ cầu, tạo thành bãi rác chiếm đường. Tình trạng này kéo dài từ lâu, nhếch nhác, bốc mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, người đi đường và còn tác động tiêu cực đến hệ thống cống thoát nước công cộng.
Số rác này được dồn thành đống khiến nước từ các bãi rác chảy ra đường, nước rỉ rác tồn đọng bốc mùi hôi thối, khiến không ít người ngại đi lên cầu vượt. Gây ảnh hưởng an toàn giao thông.
Bãi rác nằm ngay dưới chân cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Nguyễn Ái Quốc, gần cổng Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (thuộc P. Hóa An, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Đặc biệt, khu vực cầu vượt là nơi có đông người và phương tiện qua lại nhưng đống rác này lại chiếm gần hết phần đường dành cho xe hai bánh, gây mất mỹ quan và không đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện qua lại.
Đáng chú ý là tại chân cầu vượt được bố trí biển "cấm đổ rác” nhưng thực tế, cứ ở đâu được đặt biển cấm thì rác thải chồng chất ở đó. Phải chăng những tấm biển cấm sẽ chẳng bao giờ phát huy tác dụng nếu mỗi người không biết tự đặt "biển cấm” trong ý thức của chính mình.
Tình trạng này đã tồn tại bao lâu nay vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương ra sao cũng như trách nhiệm của đơn vị thu gom vận chuyển rác thải như thế nào.
Từ vấn đề trên, rất mong chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra, giám sát và làm việc với đơn vị thu gom rác để có biện pháp khắc phục, chọn địa điểm tập kết rác nơi khác, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nơi đông người qua lại,... qua đó đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của người dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.