moitruongplus Dư luận bức xúc khi công trình xây dựng trái phép ở thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) mặc dù đã bị cơ quan chức năng tỉnh này kiểm tra, xử lý, thế nhưng bất chấp quy định, yêu cầu khắc phục hiện trạng, công trình này vẫn ‘ngang nhiên’ xây dựng, hoàn thiện.

Thời gian qua, Môi trường và Đô thị điện tử đã thông tin trong các bài đăng trước, liên quan đến sai phạm của hộ gia đình ông Lê Hồng Luân thường trú tại tổ dân phố Hải Lâm, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hộ gia đình này đã xây dựng các công trình trái phép trên đất công và lấn, chiếm đất của các hộ khác nhưng chưa được xử lý.





Từ phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, chính quyền thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh. Sau khi kiểm tra, xác minh, ngày 4/8/2022, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn đã ban hành quyết định số 7143/QĐ-KPHQ, Quyết định buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với ông Lê Hồng Luân, sinh năm 1986, trú tại tổ dân phố Hải Lâm, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu khôi phục hiện trạng.

Cụ thể, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn yêu cầu ông Lê Hồng Luân khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính (chuyển đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp). Khôi phục lại tình trạng ban đầu của thửa đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2, điều 1, Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ. Văn bản nêu rõ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, ông Luân phải chấp hành nghiêm quyết định, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành. Đồng thời giao cho UBND phường Mai Lâm và Phòng Tài nguyên Môi trường nắm bắt để thực hiện. Tuy nhiên việc cưỡng chế chưa được chính quyền thực hiện theo quy định. 




Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn đã ban hành quyết định số 7143/QĐ-KPHQ, Quyết định buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với ông Lê Hồng Luân nhưng đến nay hơn 01 năm trôi qua, ông Luân vẫn không chấp hành quyết định nói trên. 

Thế nhưng, đến nay hơn 1 năm trôi qua, ông Lê Hồng Luân vẫn không chấp hành quyết định nói trên của Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, công trình trái phép do ông xây dựng vẫn ‘ngang nhiên’ tồn tại. Không những thế, công trình này còn tiếp tục được xây dựng nhiều hạng mục xây mới để hoàn thiện.

Điều đáng nói, mặc dù Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn đã giao trách nhiệm, thế nhưng UBND xã Mai Lâm và Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Nghi Sơn không hề theo dõi, giám sát việc chấp hành quyết định của ông Lê Hồng Luân, sau khi hết thời hạn khắc phục các cơ quan này cũng không báo cáo kịp thời cho UBND thị xã Nghi Sơn để có biện pháp xử lý. Chính vì vậy, từ đó đến nay công trình trên vẫn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục được xây dựng khiến người dân bức xúc về hành vi vi phạm và hoài nghi về trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Một người dân cho hay, chúng tôi thì luôn chấp hành các quy định của pháp luật, khi thấy họ (ông Lê Hồng Luân – PV) xây dựng trái phép trên đất công, thấy chính quyền địa phương cũng đã kiểm tra, xử lý, yêu cầu khắc phục, người dân chúng tôi rất tán thành, bởi sai thì phải xử lý. Thế nhưng, yêu cầu tháo dỡ, trả lại hiện trạng thì đến nay họ không tháo dỡ mà còn xây thêm, chính quyền cũng không có động thái gì để xử lý. Nếu thế này, sợ rằng về sau sẽ có nhiều trường hợp lại lấn chiếm.

Có thể thấy, các công trình xây dựng trái phép này chỉ phạt rồi để tồn tại, ban hành quyết định cưỡng chế nhưng khá lâu vẫn chưa thực hiện làm cho người dân hoài nghi có sự móc ngoặc giữa người vi phạm với cán bộ quản lý, thực thi nhiệm vụ.

Chính quyền địa phương không biết, không phát hiện hay người vi phạm bất hợp tác nên không thể xử lý? Có nhiều cách xử lý, chỉ là có quyết tâm hay không mà thôi. Chính quyền địa phương có thể lập biên bản, báo cấp trên hoặc cơ quan quản lý người vi phạm, ban hành quyết định xử lý từ đầu, cương quyết cưỡng chế,... Phải chăng vì cả nể, sợ đụng chạm hay có dung túng mới để việc xây dựng kéo dài đến khi hoàn thành? Cũng có thực tế công tác kiểm tra, giám sát lắm khi qua loa, chiếu lệ.

Nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, giảm thiệt hại cho xã hội và cho chính người vi phạm, chính quyền địa phương cần ngăn chặn ngay từ đầu và cương quyết đình chỉ thi công công trình xây dựng trái phép.

Đồng thời, xử lý nghiêm để làm gương cho các công trình đang có ý định sai phạm tiếp theo.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.