moitruongplus Hàng chục hộ dân xóm Vạn Chài ở huyện Thanh Chương sống lênh đênh trên dòng Lam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thiếu thốn và mòn mỏi đợi chờ Dự án khu tái định cư Khe Mừ (xã Thanh Thủy) dù đã triển khai 10 năm nay nhưng bỏ ngỏ…
Chỉ mong mẹ thiên nhiên bớt khắc nghiệt…
Cuộc sống của người dân vạn chài cứ thế trôi dạt trên dòng Lam, nay đây mai đó mà không có bến đỗ. Không có đất làm nhà, mỗi khi bão lũ kéo về, người dân vạn chài tìm cách neo lại thuyền rồi lên bờ xin người quen trú ngụ tránh nguy hiểm và mong mẹ thiên nhiên bớt khắc nghiệt để cả gia tài nằm chông chênh trên dòng sông không bị hư hỏng.
Không nước sạch, không điện lưới, không sinh hoạt cộng đồng, mỗi khi cần nước sinh hoạt và ăn uống thì người dân di chuyển ra giữa lòng sông lấy về khử phèn rồi sử dụng. Buồn tủi nhất là khi các ngày lễ Đại đoàn kết dân tộc, tết Nguyên Đán, hay Trung Thu, khắp nơi hát hò, sinh hoạt cộng đồng, con cháu họ được vui chơi có đoàn thể thì nhiều hộ dân vạn chài đêm đêm thắp đèn dầu để đánh bắt tôm, cá kiếm sống mưu sinh.
Chiếc thuyền chỉ hơn 10 m2 nằm bên mép sông là "ngôi nhà di động" của những hộ dân xóm Vạn Chài.
Công việc vất vả, thu nhập bấp bênh nhưng người dân làng vạn chài vẫn miệt mài, cần mẫn bám sông nước để mưu sinh. Những con thuyền nhỏ chỉ vọn vẹn hơn 10m2 là "ngôi nhà di động” của họ, nơi mà bao thế hệ được sinh ra, lớn lên và cũng là nơi để thờ tự những người đã khuất. Cứ năm này qua năm khác, làng Vạn chài cứ trôi nổi trên dòng sông nhưng trong sâu thẳm nỗi lòng của họ ai cũng ao ước được lên bờ, ổn định cuộc sống.
Năm 2009, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Dự án khu tái định cư Khe Mừ, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, do Chi cục phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến gần 80 tỷ đồng. Làng chài Khe Mừ trên sông Lam đoạn qua huyện Thanh Chương theo danh sách của huyện lập ban đầu là 120 hộ, với khoảng 400 nhân khẩu.
Đã đến tuổi xế chiều nhưng ông Ngũ Văn Cương vẫn miệt mài đánh cá trên sông và nỗi lo canh cánh không một tấc đất cắm dùi.
Ông Nguyễn Văn Hải (SN 1975) khối 4a, TT Thanh Chương buồn bã nói: "Vì cuộc sống lênh đênh lận đận nên ước mơ bao đời nay của chúng tôi là có một tấc đất cắm dùi, để con cháu được đi học, để đám cưới được tổ chức đàng hoàng, và để những người già như chúng tôi sau này có chết cũng còn có chỗ để thờ tự và chôn cất như bao người khác".
Năm 2009 cả làng Chài Khe Mừ nghe tin sẽ được bố trí đất ở trên bờ ai cũng mừng vì sẽ sớm được ổn định cuộc sống, an cư lập nghiệp. "Nhưng chờ mãi, đến nay đã hơn 10 năm trôi qua thế là mọi hi vọng mảnh đất cắm dùi của chúng tôi vẫn chìm đắm vào dĩ vãng. Bà con nhiều người nằm dưới sông nước cứ ngóng nhìn lên bờ nghĩ mà tủi thân, ứa nước mắt".
Hơn 10 năm dự án lại trở thành nơi chăn, thả trâu, bò…
Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Hà Hồng Thái - Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết, "Hiện trên địa bàn xã Thanh Thủy, Nhà nước đã quy hoạch khu tái định cư cho người dân làng chài với diện tích là 261ha, cho khoảng 120 hộ thuộc dân làng chài từ năm 2009 và đã xây dựng điện, đường, nhà văn hóa khu Khe Mừ rồi nhưng đến nay thì vẫn chưa cấp, chia cho dân, về việc này thì thẩm quyền của cấp xã chỉ có trách nhiệm phối kết hợp với cấp trên về các vấn đề liên quan ở tại địa phương thôi còn những vấn đề như; xây dựng hạ tầng, phân chia đất là do Sở NN&PTNN cùng với UBND huyện giải quyết”.
Nhà văn hóa khu tái định cư của làng chài Khe Mừ tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương.
Sau hơn 10 năm chờ đợi, nhiều gia đình đã phải làm liều khi dựng tạm lán nhỏ ngay bờ sông để thoát cảnh lênh đênh trên dòng nước khi tuổi già kéo về.
"Khi biết có được sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với người dân xóm Vận Tải nói riêng và ngư dân làng chài nói chung. Ai nấy cũng phấn khởi vui mừng bởi hàng chục năm phiêu dạt trên dòng Lam thì đến nay cũng có mảnh đất cắm dùi, con cái còn được đi học, được vui chơi với bạn bè khi ngày lễ, ngày hội tới. Tuy nhiên đã hơn 10 năm chờ đợi mà vẫn chưa thể di chuyển lên khu tái định cư tại xã Thanh Thủy, nay gia đình tôi đành làm liều dựng lán tạm bở để sinh sống vì có tuổi rồi không thể lênh đênh mãi được”, ông Đ buồn bã nói.
Nhiều hộ dân mòn mỏi đợi chờ quá lâu nên làm liều dựng lán thưng tôn bên mép sông để ở.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An chia sẻ: "Hiện đất đang vướng giao đất sản xuất cho dân, thẩm quyền giao đất, chia đất cho dân là của huyện Thanh Chương. Hiện tại đang bổ sung cắm mốc, đo vẽ, trích lục để sớm bàn giao cho dân sớm vào ở.”
Nhiều gia đình có con lớn, đến tuổi dựng vợ cũng đành cho con ở nhà ngoại, bởi đời ông cha đã khổ rồi. Giờ con trai có gia đình riêng không đành lòng để cháu sinh ra, lớn lên trên mép sông, quanh năm suốt tháng đối mặt với nguy hiểm. Nỗi lòng mong ước có được "mảnh đất cắm dùi” bao đời nay của người dân vạn chài biết bao giờ mới thành hiện thực.
Hệ thống điện, đường đi vào khu tái định cư Khe Mừ, (huyện Thanh Chương).
Với một dự án có ý nghĩa nhân văn như thế, người dân ai nấy cũng đều vui mừng háo hức nhưng mong chờ bao nhiêu, họ lại thất vọng bấy nhiêu khi thấy dự án đã được hoàn thiện và bỏ hoang, còn người dân thì có người vẫn mòn mỏi đợi chờ, có người đã bỏ xứ xa quê, còn có người lại rời xa trần thế mà không thể lên được bờ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.