moitruongplus Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga bắt đầu làm việc tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai từ năm 2003 với nhiệm vụ được giao là quét, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã SaPa, tỉnh Lào Cai cho đến nay. Vậy là đến nay đã 20 năm chị gắn bó với
Chị vẫn còn nhớ ngày nhận quyết định đi làm bản thân chưa xác định được nhiệm vụ cũng như công việc phải làm. Cho đến khi bắt tay vào thực hiện chị mới thấy thật khó khăn, vất vả, nặng nhọc và nguy hiểm, tai nạn giao thông, nguy cơ bệnh tật khi tiếp xúc trực tiếp với khói, bụi và đối khi là cả rác thải độc hại lẫn trong rác thải sinh hoạt luôn rình rập.
Nhưng đối với chị đáng sợ hơn cả biệt là những cái nhìn, câu nói không mấy thiện cảm của mọi người dành cho một công nhân vệ sinh môi trường. Đã có lúc chị nghĩ đến xin nghỉ việc, nhưng rồi nhờ sự chia sẻ, động viên Ban lãnh đạo công ty, anh, chị em trong đơn vị nên chị đã vượt qua được tất cả để tiếp tục với công việc của mình.
Chị Nga thực hiện thu gom rác thải trên đường phố.
SaPa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, với địa hình phân cắt, độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 1.500 - 1.800m so với mực nước biển. Vì vậy SaPa mang vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc với những thửa ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn núi hùng vĩ, với những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số và đặc biệt là khí hậu mát mẻ quanh năm nên SaPa là điểm đến thu hút đông khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng Tuy nhiên chính điều đó đã làm cho lượng rác thải tại đây tăng nhanh.
Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, các tuyến phố luôn "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, những công nhân vệ sinh môi trường như chị được chia làm 02 ca làm việc/ngày (ca một được bắt đầu từ lúc 5 giờ khi mọi người còn đang chìm trong giấc ngủ, ca 2 bắt đầu lúc 16 giờ 30 phút, khi mọi người đang hối hả trở về bên gia đình của mình). Cũng là lúc chị bắt đầu công việc không kể trời rét buốt, nắng nóng, hay mưa bão bởi với công nhân vệ sinh môi trường "còn rác là còn giờ làm việc”.
Công việc vốn đã vất vả, chị còn phải gồng gánh gia đình khi mà chồng chị không may qua đời do tai nạn giao thông vào năm 2014 để lại con thơ khi đó mới được 10 tuổi, cái tuổi mà đang rất cần có sự bảo ban, chăm sóc. Chị đã phải vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa lo kinh tế gia đình
Sau 3 năm vất vả một mình nuôi con chị đã xây dựng gia đình mới và sinh thêm một bé vào năm 2017. Hiện tại gia đình chị có kinh tế ổn định, hai con chăm ngoan, học giỏi, biết nghe lời cha, mẹ. Có được điều đó ngoài sự giúp đỡ của gia đình chị còn được Ban lãnh đạo công ty, anh, chị, em trong tổ đội động viên, chia sẻ, giúp đỡ rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Bản thân chị luôn xác định với công việc quét thu gom rác tại Công ty Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai ngoài là công việc tạo nguồn thu nhập chính cho bản thân thì đây còn là ngôi nhà thứ hai. Nhưng cũng có những lúc không tránh được tủi thân đặc biệt là đêm giao thừa, ngày tết Nguyên Đán, những ngày lễ hội trong năm .... Khi mọi người diện những bộ đồ đẹp nhất cùng gia đình đi chơi thì chị vẫn bộ quần áo xanh công nhân với cây chổi, cái xẻng, xe gom lặng lẽ, âm thầm, miệt mài trên từng góc phố với công việc của mình.
Chị Nga tuyên truyền cho người dân phân loại rác tại nguồn.
Năm 2016, nhà máy Xử lý rác thải thành mùn hữu cơ đưa vào sử dụng để giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm lượng rác thải sinh hoạt phải chôn lấp công ty đã triển khai đề án phân rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chuyển toàn bộ rác thải sinh hoạt hữu cơ về nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai để xử lý.
Thời gian đầu thực hiện đề án tỷ lệ các hộ gia đình tiến hành phân loại rác chỉ đạt khoảng 10%, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn cho nhưng người làm công tác vệ sinh môi trường như chúng chị. Để thay đổi thói quen của người dân, đặc biệt là khách du lịch thì ngoài thời gian làm nhiệm vụ của mình, chị trở thành tuyên truyền viên để tuyên truyền, hướng dẫn cách phân rác thải và thời gian thực hiện thu rác theo lịch định sẵn. Đến nay tỷ lệ phân rác thải sinh hoạt tại nguồn tại thị xã SaPa đã đạt được 70% đến 75%.
Sau 20 năm gắn bó với công tác vệ sinh môi trường, chứng kiến SaPa chuyển mình thay đổi trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, chị luôn ý thức được nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình trong xây dựng thị trấn SaPa ngày một sáng hơn, sạch hơn, đẹp hơn, để SaPa không chỉ được biết đến với vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc, hấp dẫn khách du lịch bởi khung cảnh thiên nhiên, những cánh rừng hoa đào, hoa mận, hay mùa chín óng vàng của những thửa ruộng bậc thang hay sự đa rang về văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc mà SaPa còn được biến đến bởi môi trường trong lành luôn "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.
Có thể trong mắt mọi người thì đây là công việc không có gì để đáng tự hào nhưng đối với bản thân chị nó là một nghề để nuôi sống bản thân, nuôi hai con trưởng thành (hiện tại một cháu đang theo học năm thứ nhất Đại học, một cháu đang học tiểu học tại thị trấn SaPa). Tuy vất vả nhưng chị luôn cảm thấy tự hào khi khoác lên người chiếc áo xanh của công nhân vệ sinh môi trường, được góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ môi trường sống chung của trái đất.
Với những đóng góp và cống hiến của mình trong công tác bảo vệ môi trường hàng năm chị đều đạt danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; đặc biệt năm 2020 chị được UBND thị xã SaPa tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua toàn diện và vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước theo Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 27/02/2021 và Công đoàn Ngành Giao thông Vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai tặng Giấy khen trong phong trào thi đua Lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh theo Quyết định số 92/QĐ-CĐN ngày 15/12/2022.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.