moitruongplus Việc lấy danh nghĩa là cải tạo, sửa chữa để "biến hoá”, "phù phép” xây mới hoàn toàn một công trình 3 tầng, 1 tum không phép đã không qua mắt được tổ TTXD xã Tả Thanh Oai. Tuy nhiên, không hiểu sao, công trình vẫn tiếp tục hoàn thiện.

Theo báo cáo kết công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) 6 tháng đầu năm 2023 của UBND huyện Thanh Trì, trên địa bàn toàn huyện có 221 công trình đang thi công, trong đó có 2 dự án, 219 nhà riêng lẻ. Qua công tác kiểm tra, chỉ có 2 trường trường hợp vi phạm TTXD. Ngoài ra, UBND huyện còn ban hành các quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ UBND các xã trong việc xử lý vi phạm liên quan đến đất đai, trật tự xây dựng, đơn thư.

Như vậy có thể thấy công tác quản lý TTXD trên địa bàn huyện luôn là được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được các cấp lãnh đạo, phòng, ban, đơn vị liên quan chú trọng quan tâm.

Tuy nhiên, tại một số địa phương việc quản lý chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.

Trong thời gian dài đưa công trình vào sử dụng, dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường như thời tiết, con người nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Do đó, việc xin cải tạo, sửa chữa là nhu cầu thiết thực, chính đáng.

Thế nhưng, cải tạo, sửa chữa công trình như thế nào để phù hợp, đúng với các quy định của pháp luật. Pháp luật về xây dựng hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về các khái niệm: sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng.

Thực tế, các khái niệm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng được hiểu như sau: sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng là công tác phá dỡ (nếu có) một phần công trình hiện trạng để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mặt ngoài, kết cấu công trình, trang thiết bị công trình, mở rộng diện tích, ...

Đơn cử, tại công trình tại ngõ 8 Cầu Tó (giáp với KĐT Đại Thanh), xã Tả Thanh Oai đang xuất hiện công trình xây dựng 3 tầng, 1 tum. Theo thông tin từ Tổ TTXD xã Tả Thanh Oai, công trình trên chủ nhà đã có đơn xin cải tạo, sửa chữa.

Trước khi cải tạo, sửa chữa, hiện trạng công trình là nhà hàng kinh doanh nhà cấp 4, mái tôn. Tuy nhiên, hiện tại chủ đầu tư đã phá bỏ và xây mới hoàn toàn công trình 3 tầng, 1 tum.


Hiện trạng trước khi sửa chữa, cải tạo vào thời điểm tháng 4/2022 và tháng 7/2023 (ảnh chụp từ vệ tinh).

Để có thêm thông tin, PV đã có buổi làm việc với tổ TTXD xã Tả Thanh Oai, ông Tạ Thanh Hưng TTXD (được ông Vũ Hoài Sơn, Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai giao nhiệm vụ) khẳng định: nguồn gốc đất là đất của Khu tập thể xí nghiệp gạch Đại Thanh, nằm trong quy hoạch cây xanh. Công trình này không có giấy phép xây dựng, chỉ có đơn xin cải tạo sửa chữa của chủ đầu tư, đúng ra là họ đập đi xây mới.


Công trình sau khi có đơn của chủ đầu tư xin cải tạo, sửa chữa.

Sau đó, PV có thông tin qua điện thoại với ông Bùi Văn Hoàng, Đội Trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng huyện Thanh Trì. Ông Hoàng cho biết sẽ cho kiểm tra nội dung phản ánh.


Công trình có quy mô 3 tầng, 1 tum

"Không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong việc xử lý các vi phạm về lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đó là tinh thần chỉ đạo trong các văn bản mới đây của UBND TP. Hà Nội. Qua kết quả kiểm tra tới đây sẽ giúp làm sáng tỏ những mảng tối trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn Thủ đô vốn phức tạp, có nhiều dư luận xấu, đặc biệt là đối với các quận nội thành và các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh.


Cán bộ TTXD khẳng định, nguồn gốc đất là Khu tập thể xí nghiệp gạch Đại Thanh, nằm trong quy hoạch cây xanh.

Có thể thấy, việc lấy danh nghĩa là cải tạo, sửa chữa nhà cấp 4 để "biến hoá”, "phù phép” xây mới hoàn toàn một công trình 3 tầng, 1 tum không phép tổ TTXD xã Tả Thanh Oai cũng đã nắm được. Tuy nhiên, không hiểu sao, công trình vẫn tiếp tục hoàn thiện, không bị tạm dừng để lập hồ sơ, xử lý theo quy định.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.