moitruongplus Thời gian gần đây, tình trạng xây dựng trái phép tại xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang diễn ra hết sức phức tạp. Mặc dù chính quyền địa phương đã đình chỉ công trình xây dựng trái phép nhưng các công trình vẫn ngang nhiên tiếp tục hoàn thiện.
Trước đó, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải hai bài viết: "Thanh Oai Cần kiểm tra, xác minh làm rõ công trình xây dựng tại xã Thanh Thùy" và "Thanh Oai: Bất chấp đình chỉ công trình xây dựng trái phép vẫn hoàn thiện tại xã Thanh Thùy". Nội dung bài viết phản ánh về tình trạng ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất chưa cấp sổ đỏ mặc dù đã bị cơ quan chức năng đình chỉ.
Công trình đang đi vào hoàn thiện...
Toàn bộ công trình nằm giữa số 27 và số 29 đường Gia Vĩnh, xã Thanh Thùy, đối diện Quỹ tín dụng Nhân dân Thanh Thùy. Dù đã có văn bản đình chỉ, tuy nhiên, bất chấp văn bản chính quyền ban hành, công trình này đến nay chưa được tháo dỡ mà vẫn đang thách thức pháp luật, tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng 4 tầng, lát gạch men, xây tô gần như kiên cố. Điều này đặt ra câu hỏi về sự minh bạch trong công tác quản lý trật tự đô thị tại địa phương.
Để xác minh rõ sự việc, PV đã liên hệ trao đổi với ông Nguyễn Thế Toàn, Chủ tịch UBND xã Thanh Thuỳ, ông cho biết: "Bên em đang làm thủ tục cấp sổ cho xong, chỗ đấy có kết luận thanh tra mà, thực ra thì bọn em cũng đã làm đầy đủ các bước, chỗ đấy cũng không phải là cấp tỉ lệ 1/500 về giấy phép xây dựng".
Nhưng khi PV hỏi dù đang hoàn thành thủ tục thì đã có văn bản đình chỉ cũng phải dừng thi công để chờ, tại sao lại tiếp tục hoàn thiện thì ông Toàn chỉ nói "vâng vâng” cho qua chuyện.
Công trình xây dựng trái phép trên đất chưa cấp sổ đỏ mặc dù đã bị cơ quan chức năng đình chỉ.
Một điểm đáng chú ý là trong quá trình xử lý, sự không minh bạch và không công bằng đã dẫn đến sự bức xúc của dư luận. Dù UBND xã Thanh Thuỳ đã chỉ đạo đình chỉ nhưng công trình này vẫn ung dung hoàn thiện. Điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi có hay không sự ưu ái đối với chủ công trình xây dựng trái phép này khi chưa đủ điều kiện để được cấp phép xây dựng và không có sổ đỏ?
Hơn nữa, có vẻ như có một sự mâu thuẫn giữa việc giải quyết vấn đề của chính quyền và thực tế đang diễn ra trên địa phương. Phải chăng lãnh đạo UBND xã Thanh Thùy chưa có sự quyết liệt trong việc xử lý tình trạng này? Kiến nghị xử lý sai phạm chỉ dừng lại trên giấy? Rồi sau đó lại hợp thức hoá cho công trình xây dựng trái phép này?
Đề nghị cơ quan chức năng cùng các đơn vị liên quan nhanh chóng xử lý dứt điểm công trình vi phạm tại xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội) để trả lại đúng mục đích sử dụng đất, bảo đảm đúng định hướng quy hoạch đã đề ra, tránh gây bức xúc trong dư luận./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.