moitruongplus Như Môi trường và Đô thị điện tử đã đưa tin, tình trạng xây dựng trái phép tại Dự án Khu đô thị Cửu Long tại bờ Nam sông Đốc (H. Trần Văn Thời) hết sức phức tạp và khó kiểm soát.
Theo nhiều hộ dân phản ánh, một căn biệt thự quy mô hàng tỷ đồng đang xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản tại khóm 6A, thị trấn Sông Đốc, thuộc dự án Khu đô thị Cửu Long. Dự án này đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt vào năm 2021. Bất chấp lệnh cấm của Nhà nước, căn biệt thự trên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Căn biệt thự xây dựng trên đất quy hoạch bất chấp lệnh cấm của chính quyền.
Ghi nhận của PV, căn biệt thự trên nằm ngay mặt tiền đường khu bờ Nam Sông Đốc, xây dựng với quy mô lớn, được bao bọc bởi một hàng rào bao quanh. Một hộ dân nơi đây bức xúc: "Toàn bộ tuyến này đang trong tình trạng quy hoạch, cấm mọi người dân xây dựng công trình dưới mọi hình thức. Tôi nhiều lần xin xây dựng nhà ở nhưng không được, vậy mà không hiểu sao căn biệt thự trên lại được xây!”.
Không chỉ căn biệt thự trên, trên suốt tuyến đường dài chừng 2 km, chúng tôi thấy rất nhiều các công trình kiên cố mọc lên, có nhà ở, nhà để kinh doanh. Đại đa số người dân cho biết, chính quyền kiểm tra thường xuyên, nhưng không hiểu sao các công trình trên vẫn còn tồn tại. Họ lo lắng nhất là, mới đây, cầu Sông Đốc đã hợp long và lượng xe cũng như hoạt động thương mại sẽ làm tình trạng xây dựng trái phép càng tăng.
Dù chính quyền có đặt nhiều biển cảnh báo và cũng đã lập biên bản, nhưng khu vực bờ Nam Sông Đốc vẫn "nóng” chuyện xây dựng trái phép.
Trao đổi với PV về căn biệt thự điển hình trên vì sao đến giờ vẫn cho xây dựng bất chấp lệnh cấm, ông Trần Quốc Lâm – Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: "Khi phát hiện xây dựng, cán bộ địa chính có báo cáo. Phía UBND cũng đã tiến hành lập biên bản và báo cáo về cấp trên để có phương án xử lý. Đây là căn nhà tư nhân của một doanh nghiệp tại Sông Đốc”.
Về tình trạng xây dựng trái phép tại dự án trên, ông Lâm cũng cho biết thêm, nguyên nhân chính là do dự án kéo dài không triển khai được nên địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Cả thị trấn chỉ có hai cán bộ chuyên trách mảng này, không thể nào thường xuyên kiểm tra được. Nhiều lần địa phương cũng phản ánh lên cấp trên, mong mỏi nhà đầu tư và Trung tâm phát triển quỹ đất sớm thực hiện dự án.
Nhiều công trình kiên cố, bán kiên cố vẫn đêm ngày xây dựng trên tuyến bờ Nam Sông Đốc.
Trước đó, trả lời những khúc mắc, bức xúc của người dân bờ Nam Sông Đốc đang gặp khó trong nhiều năm qua, ông Hồ Song Toàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho rằng: "Căn cứ theo điều 49 luật đất đai năm 2013, sau khi triển khai dự án theo kế hoạch sử dụng đất thì người sử dụng đất trong phạm vi dự án không được xây dựng nhà mới ở, công trình, trồng cây lâu năm. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.
Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.
Dự án Khu đô thị Cửu Long có quy mô 88,3 ha được phê duyệt năm 2021, do Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền là chủ đầu tư. Tuy nhiên, suốt thời gian qua, dự án trên vẫn giậm chân tại chỗ, gây khó cho người dân. Đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép tại đây.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.