moitruongplus Mặc dù đã làm nhà ở trên chục năm, nhưng đến nay nhiều hộ dân xã Nghĩa Thuận vẫn chưa làm được sổ đỏ.
Theo đơn kiến nghị của người dân ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, thời gian qua, họ đã nhiều lần đến UBND xã và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi (Chi nhánh huyện Tư Nghĩa) để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nhưng đến nay vẫn không xong.
Trong đơn nêu rõ: "Từ năm 2011, các gia đình chúng tôi thuộc hộ nghèo và sống trong vùng thường xuyên bị sạt lở, có nguy cơ gây ảnh hưởng về người và tài sản… Do đó, UBND xã Nghĩa Thuận đã xem xét từng trường hợp cụ thể và đã ưu tiên cấp đất cho các gia đình thuộc diện nêu trên để xây dựng nhà ở. Đất cấp làm nhà ở thuộc Khu tái định cư Gò Mít 1, thôn Phú Thuận, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài cấp đất, UBND xã cũng đã hỗ trợ cho mỗi gia đình khó khăn 2.000.000 đồng để làm nhà”.
Khu TĐC Gò Mít 1 hiện có nhiều hộ dân đã nhiều năm vẫn chưa làm được sổ đỏ.
"Sau khi được UBND xã làm hồ sơ nhận đất, nhận tiền, nhiều gia đình đã mượn thêm tiền xây cất nhà ở, tạm ổn định cuộc sống từ đó đến nay và không phát sinh tranh chấp nhà đất với bất cứ ai. Thế nhưng, nhiều hộ ở đây cũng như gia đình tôi đã nhiều lần đến UBND xã Nghĩa Thuận và Văn Phòng ĐKĐĐ tỉnh Quảng Ngãi (CN huyện Tư Nghĩa) để làm sổ đỏ, nhưng đều bị từ chối”, ông Tạ Văn Phúc, ở thôn Phú Thuận, bức xúc.
Mặt khác, UBND xã Nghĩa Thuận cũng không nắm rõ nguồn gốc đất cấp cho dân thuộc diện nào? Dự án Khu tái định cư Gò Mít 1 là do đơn vị, cấp nào làm chủ đầu tư. Dự án này sau khi xây dựng hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng với mục đích gì thì địa phương cũng không nắm rõ?!
Nhà và đất của ông Tạ Văn Phúc ở Khu TĐC Gò Mít 1 chưa được làm sổ đỏ.
Qua tìm hiểu của PV, Dự án Khu tái định cư Gò Mít 1 được huyện đầu tư xây dựng với mục đích tái định cư tập trung, phục vụ di dời hàng chục hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. Đặc biệt, vùng dân cư nơi đây thường xuyên bị ngập nước, sạt lở, đe dọa tính mạng của người dân. Do đó, việc đầu tư dự án theo quy hoạch, lập hồ sơ địa chính, đo đạc đất, bản vẽ thiết kế, thi công công trình là do cơ quan chức năng thực hiện. Dự án này cũng đã được xã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội và một số hạng mục khác phục vụ thiết thực cho bà con nơi đây.
"Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai, sạt lở, nhưng UBND xã Nghĩa Thuận hiện tại không quản lý hồ sơ địa chính, không biết cấp đất cho dân làm nhà vào thời điểm nào là điều khó hiểu? Mặt khác, UBND xã Nghĩa Thuận cũng chưa làm rõ và xử lý trách nhiệm người đứng đầu của xã (người giao đất cho dân làm nhà tại khu tái định cư) là thiếu trách nhiệm!” – Một người dân địa phương bức xúc.
Nhà và đất của ông Nguyễn Thanh Hiền ở Khu TĐC Gò Mít 1 chưa được làm sổ đỏ.
Trao đổi với PV về vụ việc, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tư Nghĩa Nguyễn Tuấn Kiệt cho rằng: "Dự án này có thể do cơ quan chức năng của tỉnh triển khai thực hiện và quản lý hồ sơ tư vấn, thiết kế kỹ thuật công trình. Các sở, ngành và UBND huyện Tư Nghĩa đã đầu tư vốn, trực tiếp quản lý hồ sơ đất đai và nghiệm thu dự án trước khi bàn giao cho xã đưa vào sử dụng và cấp đất cho các hộ dân làm nhà. Do đó, hiện nay có thể hồ sơ Khu TĐC Gò Mít 1 không lưu tại UBND xã Nghĩa Thuận nên không thể xác nhận nguồn gốc đất cho dân đi làm sổ đỏ”.
"Để tháo gỡ vụ việc nêu trên, trước mắt, UBND huyện Tư Nghĩa cần tổ chức cuộc họp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND xã Nghĩa Thuận để xem xét, rà soát các bước đầu tư, nguồn gốc đất và xác định hồ sơ khu TĐC Gò Mít 1 đã lưu trữ ở đâu. Từ đó, địa phương mới có cơ sở xác nhận hồ sơ đủ điều kiện để người dân đi làm sổ đỏ…” – ông Nguyễn Tuấn Kiệt nói thêm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.