moitruongplus Hiện nay trên địa bàn xã Tịnh Hoà có một số đơn vị ngang nhiên khai thác đá đen trái phép -một loại khoáng sản quý hiếm.
Theo người dân ở thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hoà, TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) phản ánh: "Hiện nay tình trạng một số cá nhân, đơn vị ngang nhiên khai thác mỏ đá đen trái phép. Tại khu vực thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hoà, hàng ngày có hàng chục lao động đang khai thác đá đen cho "chủ mỏ” Đặng Thanh Tùng, ở thôn Quang Mỹ. Còn bãi dưới do "chủ mỏ” Huỳnh, ở xã Tịnh Thiện đã đầu tư, thuê hàng chục lao động thường xuyên khai thác, vận chuyển và sản xuất các loại đá, bán ra thị trường. Họ khai thác đá lậu trên địa bàn, không những nhà nước thất thu thuế tài nguyên, mà còn nguy cơ cao về tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đời sống của nhiều hộ dân nơi đây…”
Xe tải vào mỏ vận chuyển đá đen ra bãi chứa để sản xuất.
Khu vực khai thác đá đen trái phép của ông Đặng Thanh Tùng
Bãi chứa đá của ông chủ Huỳnh – người chuyên khai thác-sản xuất đá đen lâu năm ở xã Tịnh Hòa
"Hiện nay không rõ tỉnh có cấp giấy phép khai thác mỏ đá đen Tịnh Hoà cho doanh nghiệp hay cá nhân nào. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thôn Trung Vĩnh đã xuất hiện một số đơn vị ngang nhiên khai thác đá đen thường xuyên. Trước đây, một số hộ dân địa phương đã lén lút lấy đá đen về xây dựng công trình, nhà ở …với khối lượng nhỏ đã bị UBND xã Tịnh Hoà xử phạt và đóng mỏ lâu nay” – Người dân cho biết thêm.
"Thế nhưng, hiện giờ có đơn vị ngang nhiên đến khai thác đá đen rầm rộ. Có cả xe đào trên mỏ và xe tải thường xuyên vận chuyển đá đến bãi tập kết trái phép với hàng chục khối mỗi ngày. Họ nói thuê đất làm bãi chứa đá, nhưng thực tế địa phương không cho thuê đất làm bãi chứa. Vậy mà nay đã có đơn vị vận chuyển hàng trăm khối đá đen về tập kết trên bãi gần UBND xã Tịnh Hoà để sản xuất và thường xuyên giao sản phẩm cho khách hàng” – Một người dân ở thôn Trung Vĩnh bức xúc.
Một trong những vực khai thác đá đen tại thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa, T.P Quảng Ngãi
Đá đen khai thác đang chất lên xe đưa về bãi chứa
Có mặt tại hiện trường khai thác đá đen, P.V Môi trường và Đô thị điện tử đã ghi hình, chụp ảnh của đơn vị đang khai thác trên mỏ. Họ khai thác đá đen ở nhiều địa điểm khác nhau. Có nơi họ phải dùng xe múc đào sâu xuống khoảng 3-5 mét mới có đá, nhưng có vùng chỉ cần đào hơn mét đất đã có hàng trăm khối đá đen to, dài hơn một mét nằm ngổn ngang dưới lòng đất.
Hiện khu vực P.V đang đứng là đồi núi và rẫy keo của dân, nhưng đi sâu vào bên trong là vùng đá đen lộ thiên đang có đơn vị khai thác trái phép. Người lạ không vào được vì đá tặc canh chừng rất kỹ. Sau khi lén lút khai thác được nhiều khối lượng đá, họ dùng xe tải, xe cọc cạch lần lượt vận chuyển đá về bãi chứa rộng khoảng 3-5 ha để thợ thủ công đục đẽo, tuyển chọn ra nhiều kích cỡ đá khác nhau theo đơn đặt hàng… (P.V ghi nhận tại hiện trường).
Những người cảnh giới đường lên núi - nơi có mỏ đá đen lộ thiên
Trên bãi chứa đá của ông Huỳnh, người thợ đang chẻ các mẫu đá đen để bán
"Tôi làm nghề này đã hơn 5 năm rồi, nhưng vất vả lắm. Có khu vực sau khi khảo sát hoặc mua lại rẫy keo của dân có đá đen thì "ông chủ” gọi nhóm thợ làm đá thủ công vừa đi khai thác vừa tuyển chọn, đục đẽo đá đủ loại. Có đơn vị từ Đà Nẵng, Nha Trang vào tận đây đặt mua đá trang trí (Cobic) với khối lượng lớn, nhóm thợ phải làm từ 2-3 ca/ngày mới đủ sản phẩm giao cho khách. Tuy nhiên, lao động cực nhọc, nhưng thu nhập của người thợ chẳng là bao. Công việc của thợ khai thác đá cứ thế, ngày này qua tháng nọ thường xuyên làm cho "ông chủ” và được trả tiền công theo khối lượng đá đã khai thác và sản phẩm hàng ngày. Đời người thợ đục đẽo đá rất bạc bẽo…”-Một thợ khai thác đá chia sẻ.
Những người thợ đang bốc xếp đá đen lên xe đưa ra bãi chứa
Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Hoà Nguyễn Duy Hiệp cho rằng, trước đây có một số hộ dân lén lút khai thác đá đen, chính quyền địa phương đã xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay có hai đơn vị "chủ mỏ” Huỳnh, ở xã Tịnh Thiện và ông Đặng Thanh Tùng, ở xã Tịnh Hoà đã lén lút khai thác đá đen trên địa bàn. Biện pháp khai thác đá của "chủ mỏ” là khảo sát mua lại đất rừng, rẫy keo của dân có đá đen rồi khai thác, thuê bãi tập kết đá. Họ thuê lao động địa phương vừa khai thác, vừa đục đẽo đá đủ loại kích cỡ và bán sản phẩm theo đơn đặt hàng (kể cả đá trang trí khách sạn, biệt thự). "Hiện nay hai đơn vị nêu trên đang khai thác đá đen quý hiếm, nhưng không có giấy phép, không đóng thuế tài nguyên cho địa phương…”- Phó chủ tịch xã khẳng định.
Mặc dù, Công an xã đã rà soát, nắm tình hình địa bàn, nhưng việc khai thác đá đen lậu tại địa phương vẫn đang xảy ra thường xuyên. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, góp phần bảo vệ tài nguyên, khoáng sản quốc gia.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.