moitruongplus Thời gian gần đây nhiều người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung đang bức xúc về việc đi làm các thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy CNQSD đất mà họ đang sinh sống ổn định mấy chục năm nay nhưng lại vướng mắc quá nhiều quy định.

 
 
Thực trạng người dân khi làm thủ tục cấp Giấy CNQSD đất

Tình hình thực tiễn trong những năm qua cho thấy, việc vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSD) đã và đang xẩy ra nhiều khó khăn cho hộ gia đình cá nhân.

 Theo tìm hiểu của phóng viên tại một số hồ sơ của hộ gia đình thì; Trong giấy CNQSD đất 300m2, trong đó có 200m2 đất ở và 100m2 đất TCHN, khi đo đạc lại thì tăng diện tích từ 100-200 có nhà 300 - 4000m2, bắt đầu thể hiện các sai phạm là; tăng diện tích chưa rõ nguyên nhân, biến động tứ cạnh so với các bản đồ, chồng lấn các thừa liền kề, lấn vào đất nông nghiệp, lấn vào đất hành lang giao thông, thể hiện nhiều thửa trong khu đất, sai lệch nhiều số liệu trong các bản đồ so với giấy CNQSD đất nên đã gây không ít khó khăn cho cán bộ địa chính cơ sở. Do đó, việc chậm trể, tắc trách, lợi dụng của một số bộ phận trong cơ chế luật sẽ moi móc, tìm tòi để vòi vĩnh, từ chối là việc đương nhiên xẩy ra.


Tăng diện tích chưa rõ nguyên nhân, biến động tứ cạnh so với các bản đồ, chồng lấn các thừa liền kề, lấn vào đất nông nghiệp, lấn vào đất hành lang giao thông, thể hiện nhiều thửa trong khu đất, sai lệch nhiều số liệu trong các bản đồ so với giấy CNQSD đất nên đã gây không ít khó khăn và phiền hà cho người dân.

Lý do từ việc sai lệch trên là do công tác đo đạc diện tích trước đây thực hiện bằng phương pháp thủ công, nay đo đạc lại bằng công nghệ dẫn đến chênh lệch diện tích đất là điều dĩ nhiên.

Bên cạnh đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều phức tạp, nhiều bất cập, nhiều vướng mắc, chồng chéo về luật đất đai dẫn đến một số trường hợp cán bộ chuyên môn lợi dụng để thực hiện hành vi môi giới giữa người dân và cơ quan hành chính để hưởng tiền công, hoặc trường hợp cán bộ địa chính vòi vĩnh khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều không thể tránh khỏi.


Ở tuổi xế chiều bà Đậu Thị Nhạ ở xã Quỳnh Tân huyện Quỳnh Lưu mong muốn đất đai mọi việc trọn vẹn để khi nắm mắt xuôi tay con cháu đỡ khổ.

Như gia đình bà Đậu Thị Nhạ thuộc xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, bà năm này đã 84 tuổi, tức là bà đã sinh sống trên mảnh đất đó khoảng 60 năm. Thế nhưng nay đi làm cấp đổi giấy CNQSD đất cũ sang giấy CNQSD đất số thì lại vướng đủ điều rất khó để thực hiện là vì: Theo quy định thì một mảnh đất sẽ có 05 số liệu, nhưng trong 05 số liệu này đều sai lệch cả năm, từ bản đồ 299 đến bản đồ địa chính, bản đồ số, sổ mục kê,  giấy CNQSD đất, sai luôn cả tờ bản đồ, tác hại hơn nữa là khi trích đo, chỉnh lý bản đồ lại chồng lấn thửa. Vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lời cho dân và bảo vệ được cán bộ không sai phạm là hết sức khó khăn.

Trường hợp hộ thứ hai là ông Văn Đình Đông sinh năm 1930 xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, đã ở từ năm 1950 và được cấp giấy CNQSD đất năm 1996, nay đi cấp đổi lại giấy CNQSD đất số, khi cán bộ văn phòng đất về đo đạc, chỉnh lý bản đồ, thì trên bản đồ số lại thể hiện một phần đất ao hồ nằm ngay trong thửa đất, nhưng bản đồ 299 và bản đồ địa chính lại không thể hiện, chồng lấn lên 02 thửa đất liền kề của bản đồ 299. Vì vậy hơn một năm nay hồ sơ trả đi trả lại không thể cấp đổi được. Nhưng thực trạng thì ông Chín đã xây dựng ranh giới ổn định từ hơn 40 năm nay không hề có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện.

Vì sao hồ sơ cấp đất không có số liệu cuối cùng

Việc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu căn cứ vào bản đồ 299 để không cấp đổi là chưa đúng với quy định vì; Bản đồ 299 được ra đời từ khoảng năm 1982-1984, lúc bấy giờ về quy định luật đất đai chưa được chặt chẽ, chính xác. Do vậy, đến khoảng năm 1993- 1996, Nhà nước mới đo đạc, chỉnh lí lại thành bản đồ địa chính, sau khi chỉnh lí đo đạc lại thì hầu như đại đa số là sai lệch số liệu, ranh giới, biến động tứ cạnh. Đến khoảng năm 2003 cho đến nay thì trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng và cả nước nói chung tiến hành đo đạc, chỉnh lý lại bằng máy công nghệ từ diện tích, mốc giới, ranh giới, tứ cạnh để xác định lại một lần nữa thật chắc chắn để đưa vào bản đồ số và đã được các hộ liền kề với nhau ký kết. Do đó, từ việc đo đạc bằng thổ công, nay đo đạc lại bằng công nghệ số thì đương nhiên việc sai lạch là không thể tranh khỏi.

Vì vậy đề nghị các Bộ ngành chuyên môn cần xác định rõ căn cứ vào số liệu của bản đồ nào để cấp GCN cho dân nhằm tháo dỡ những khó khăn, vướng mắc, chồng chéo như hiện nay?.

Điều mà dân thắc mắc, bức xúc ở đây là: Từ việc đo vẽ, chỉnh lý, quản lý các hồ sơ thủ tục thì đều do cán bộ, chứ người dân không hề hay biết. Việc sai lệch, chồng lấn không thể hiện từ thực trạng mà đều thể hiện trên phơi đồ qua các thời kỳ, trong khi đó nhiều hộ dân đã ở và sinh sống ổn định từ trước khi luật đất đai chưa ra đời, không có tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại.

Đó chỉ là một, hai hộ điển hình, còn rất rất nhiều trường hợp tương tự chưa thể cấp được phải trả hồ sơ đi trả lại dẫn đến việc tồn đọng, ùn tắc hồ sở tại địa phương và phòng một cựa là dĩ nhiên, từ đó làm cho người dân đi lại quá nhiều thời gian, nhất là nhưng khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa.


Việc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quỳnh Lưu căn cứ vào bản đồ 299 để không cấp đổi là chưa đúng với quy định vì; Bản đồ 299 được ra đời từ khoảng năm 1982-1984, lúc bấy giờ về quy định luật đất đai chưa được chặt chẽ, chính xác. Do vậy, đến khoảng năm 1993- 1996, Nhà nước mới đo đạc, chỉnh lí lại thành bản đồ địa chính, sau khi chỉnh lí đo đạc lại thì hầu như đại đa số là sai lệch số liệu, ranh giới, biến động tứ cạnh.

Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu về việc dân bức xúc trên của nhân dân, ông Dinh cho biết: "Hiện nay UBND huyện đã và đang, sẽ tổ chức nhiều cuộc họp với phòng tài nguyên, Văn phòng đất và các phòng ban để kiểm tra nguyên nhân của việc tồn đọng. Qua kiểm tra, rà soát thì nó tập trung vào hai nhóm:

Nhóm thứ nhất là hiện nay trên địa bàn huyện có 25/33 xã là đang được hợp đồng với công ty tư nên còn vướng trong công tác cấp giấy CNQSD đất cho dân.

Nhóm thứ hai là nhóm cấp lại, cấp đổi mà phức tạp nhất là cấp đổi vì khi lập hồ sơ cấp đổi, sau khi cán bộ đi kiểm tra thực tế cũng như kiểm tra trên các phơi đồ qua các thời kỳ thì mới phát hiện ra sai lệch, chồng lấn, diện tích tăng, từ đó làm cho cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ chuyên môn của các địa phương lập hồ sơ thường bị sai, thiếu dẫn đến việc tồn đọng, ùn tắc hồ sơ. Nhưng mà từ năm nay trở đi UBND huyện đã có giải pháp mới đó là, hàng quý, năm giao tiêu chí cho cán bộ địa chính xã, thị trấn, phòng tài nguyên và môi trường để gắn với năng lực, chất lượng làm việc của cán bộ chuyên môn.

Phải báo cáo cụ thể về các nguyên nhân tồn đọng, phải có đề xuất về biện pháp, giải pháp xử lý và không thể xử lý để lãnh đạo huyện nắm bắt trình cấp trên xem xét nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhân dân nhất là trong giai đoạn hiện nay”

Nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp Giấy CNQSD đất

Nhiều người dân phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay chưa có quy định thống nhất giữa việc sử dụng đất không có giấy tờ được UBND xã xác nhận không có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai với trường hợp không có giấy tờ xác nhận nhưng UBND xã xác nhận vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong Luật Đất đai cũng đã hướng dẫn nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, một số trường hợp được giao đất trái thẩm quyền từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014 nhưng khi giao đất trái thẩm quyền đã được giao đất ở, nhà ở khác trên địa bàn nên không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về vướng mắc liên quan đến việc thực thi công vụ, hiện nay đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến, một số huyện đã thực hiện giao dịch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua dịch vụ bưu chính viễn thông. Nếu UBND huyện Quỳnh Lưu nói riêng và đồng bộ trên địa bàn tỉnh nói chung thực hiện điều này sẽ góp phần hạn chế và ngặn chặn việc nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, giảm được nhiều chi phí cho người dân. Vì vậy, cần đẩy nhanh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên Cổng dịch vụ công để tạo sự minh bạch.

Tăng cường xử lý, giải quyết các hồ sơ cấp Giấy CNQSD đất còn tồn đọng.

Ngày 30/12/2021, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 815/KH-UBND về thực hiện giải quyết tồn đọng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong quá trình triển khai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện; chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 Quy định về cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã thành lập các đoàn làm việc, hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã.

Để tăng cường các giải pháp về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh lộ trình, kế hoạch cũng như chỉ đạo cán bộ ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã tăng cường xử lý đối với các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn đọng. Nên chăng Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường nên có một bộ hồ sơ mẫu cụ thể về nguyên nhân sai lệch, chồng lần, diện tích tăng theo tỷ lệ, thời điểm sử dụng đất để hướng dẫn cho cấp huyện, xã xử lý ngay tại cơ sở, có như vậy thì mới giải quyết được việc tồn đọng, ùn tắc như hiện nay.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.