moitruongplus Lợi dụng việc hạ cốt nền tại xóm Đá Thần, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, khối lượng lớn đất được chở ra ngoài địa bàn để tiêu thụ. Điều đáng nói, hoạt động khai thác, vận chuyển đất diễn ra rầm rộ.

Theo phản ánh của người dân, những ngày đầu tháng 10, tại xóm Đá Thần, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, mỗi ngày, hàng chục lượt phương tiện liên tục ra vào chở đất ra ngoài.


Khu khai thác đất tại xóm Đá Thần, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo phản ánh.

Xe cộ đi lại che chắn không đảm bảo làm rơi vãi đất ra đường, bụi bay mù mịt. Đất rơi vãi trên đường dần tạo thành một lớp đất đỏ. Trời mưa thì trơn trợt, nhầy nhụa; trời nắng, bụi mù mịt, gây mất an toàn giao thông…


Loạt xe chở đất đi tiêu thụ trên thành phố Thái Nguyên từ xã An Khánh.

Qua tìm hiểu thực tế, để khắc phục việc sạt lở đất của hộ gia đình ông Đỗ Đức Khôi và một số hộ dân bên cạnh, UBND huyện Đại Từ đã có văn bản đồng ý việc hạ thấp độ cao tạo mái ta luy để đảm bảo an toàn và tài sản cho người dân. Số đất dư thừa sẽ được vận chuyển phục vụ việc san lấp các công trình trên địa bàn xã.


Bám theo chiếc xe mang BKS 29H45319 đang chở đất đi tiêu thụ tại nhà máy gạch tại xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên.

Tuy nhiên trên thực tế hàng nghìn khối đất từ việc hà cốt nền nói trên đang được hàng loạt xe tải vẫn chuyển đến nhà máy gạch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.




Các xe vận chuyển đất có tải trọng lớn, vượt quá quy định cho phép đối với chịu tải của tuyến đường giao thông nông thôn.

Trước sự việc đang diễn ra, PV đã liên hệ thông tin cho lãnh đạo UBND xã An Khánh, thì ngay sau đó có một số điện lạ tư xưng là doanh nghiệp vận chuyển đất xin gặp gỡ nhưng PV kiên quyết từ chối.

Đề nghị UBND xã An Khánh, UBND huyện Đại Từ kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên đất trái phép.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.