moitruongplus Dự án phục hồi cồn cát và trồng cây thuộc Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới thuộc Gói thầu DH/W7 chưa nghiệm thu và bàn giao cây phi lao đã chết.
Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới nơi giám đốc phát ngôn từ chối tiếp và làm việc với
Sau khi phóng viên nắm bắt được thông tin về hàng loạt cây phi lao bị chết tại Dự án phụ hồi cồn cát và trồng cây thuộc Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận thực tế tại địa điểm thực hiện dự án thuộc xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình).
Sau quá trình thực tế, phóng viên đã có Giấy giới thiệu số: 192/GGT-TC-Media gửi đến Giám đốc Ban Quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có địa chỉ tại số 34, đường Trần Quang Khải, thành phố Đồng Hới để làm việc.
Bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy hàng loạt cây phi lao bị chết ngay tại bảng thông tin của dự án.
Nhưng sau gần 15 ngày đăng ký làm việc, PV vẫn chưa nhận được lịch làm việc cụ thể từ Chủ đầu tư Gói thầu DH/W7. Khi PV quay lại làm việc thì được chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (cán bộ văn thư) cho biết là Sếp (giám đốc Ban QLDA - PV) không tiếp Tạp chí.
Sau đó, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có Văn bản số: 94/VB/TBT/Media ngày 21/8/2023 gửi UBND tỉnh Quảng Bình về việc phối hợp cung cấp thông tin.
Công văn số: 3692/VPUBND-NCVX gửi BQL Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới về việc làm việc với Tạp chí Môi trường và Đô thị.
Đến ngày 06/9/2023 Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình đã có Công văn số: 3692/VPUBND-NCVX gửi BQL Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới về việc làm việc với Tạp chí Môi trường và Đô thị. Tại Công văn ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau: Giao Ban QLDA Môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp nội dung, chủ trì làm việc với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam để phối hợp cung cấp các thông tin do Tạp chí Môi trường và Đô thị đề xuất tại văn bản nêu trên theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Toàn cảnh của dự án.
Đến ngày 20/9/2023, PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc cùng Ban QLDA môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và thu thập thông tin về Gói thầu DH/W7.
Tại đây, ông Hoàng Văn Dương - Trưởng phòng Phòng kế hoạch kỹ thuật thuộc Ban QLDA môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới cho biết: Gói thầu DH/W7 này có nguồn vốn thuộc Khoản viện trợ không hoàn lại của Grant - 0462 VIE. Hợp đồng số DH/W7 được ký kết ngày 24/12/2021 giữa Ban QLDA môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới với Liên danh Công ty TNHH xây dựng Thái An và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Quảng Bình với giá trị hợp đồng 9.100.036.864 đồng và thời gian thực hiện hợp đồng là 8 tháng.
Mục tiêu là tổ chức phục hồi cồn cát tại các vị trí hư hỏng và trồng thảm thực vật, cây xanh trên bề mặt cồn cát để cải thiện công tác phòng chống lụt bão và tình trạng xói lở của các cồn cát ven biển, đồng thời phát triển các biện pháp phi cấu trúc bao gồm bảo vệ cồn cát, quy hoạch vùng ven biển khu vực xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới với diện tích 1,75 ha. Trồng cây phi lao cao từ 70cm đến 80cm (tính từ bầu đến ngọn cây). Các cây phi lao được trồng sole, hàng cách hàng 2m, cây cách cây trong hàng 1,5m. Và thời gian bảo hành công trình là 365 ngày kể từ ngày nghiệm thu và bàn giao.
Khi được hỏi về việc các cây phi lao bị chết tại dự án thì được ông Dương cho biết, tại chỗ đó không có cây cao che chắn gió biển nên cây chết là đương nhiên, nhưng hiện dự án vẫn chưa nghiệm thu và bàn giao. Nên chúng tôi sẽ yêu cầu đơn vị thi công trồng dặm lại, sau đó sẽ báo cáo với Sở Xây dựng để phối hợp kiểm tra, nghiệm thu.
Dự án đã quá thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng vẫn chưa được nghiệm thu và bàn giao với lý do nguồn vốn chưa về đủ nên dự án để mãi đến bay giờ. Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch sẽ đi kiểm tra, nghiệm thu trong thời gian tới và yêu cầu đơn vị thi công bàn giao, cũng như thực hiện công tác chăm sóc bảo hành 365 ngày như hợp đồng đã ký kết. Ông Dương cho biết thêm.
Tuy nhiên, vấn đề mà bạn đọc cũng đang quan tâm là, việc sau khi được nghiệm thu, bàn giao và hết thời hạn bảo hành 365 ngày mà cây phi lao thuộc Gói thầu DH/W7 vẫn tiếp tục bị chết khô như vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Rất cần sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình để đem lại hiệu quả của dự án, cũng như tránh gây thất thoát và lãng phí./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.