moitruongplus Hàng chục hộ dân có đất tại thôn 6, xã Trà Đa (TP Pleiku) rơi vào tình cảnh trớ trêu khi một phần đất có dấu hiệu bị Dự án KĐT Cầu Sắt lấy thêm và các lô đất của người dân không có đường đi, sự việc kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Điều chỉnh quy hoạch để phân lô bán nền?

Vừa qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Xuân Hướng (TP Pleiku, Gia Lai) phản ánh việc dự án KĐT Cầu Sắt lấy thêm đất của người dân và dân không có đường đi, sự việc kéo dài nhiều năm nhưng không được giải quyết dứt điểm.


Một phần nội dung trong đơn phản ánh của ông Nguyễn Xuân Hướng (TP Pleiku, Gia Lai).

Cụ thể, trong đơn ông Hướng nêu: "Năm 1989, tôi được UBND xã Trà Đa giao cho một lô đất để trông cây công nghiệp…Sau đó được UBND TP Pleiku cấp GCNQSDĐ vào năm 2012, địa chỉ thôn 6, xã Trà Đa, TP Pleiku có diện tích 1223,12 m2.

Năm 2003, UBND tỉnh Gia Lai triển khai Dự án quy hoạch xây dựng KĐT Cầu Sắt do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam thực hiện. Theo quy hoạch, bản đồ thể hiện con đường có chiều rộng 41 m (PV: Đường Cách Mạng Tháng Tám nối dài) và đi qua phần đất của tôi và nhiều hộ dân khác. Diện tích đất thu hồi và giải tỏa cho việc làm đường này đã được đền bù. Tại QĐ số 09/2007/QĐ-UBND ngày 2/2/2007 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt điểu chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết xây dựng KĐT Cầu Sắt vẫn thể hiện con đường có chiều rộng 41 m. Sau một thời gian triển khai, dự án trên được giao lại cho Công ty Cổ phần bất động sản VKHighland để tiếp tục thực hiện.


QĐ số 09/2007/QĐ-UBND ngày 2/2/2007 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt điểu chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết xây dựng KĐT Cầu Sắt vẫn thể hiện con đường có chiều rộng 41 m.

Đến 2010, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng KĐT Cầu Sắt và khu dân cư - Nhà ở công vụ Quân đoàn 3. Theo đó, dự án được điều chỉnh bản đồ tổng thể, thể hiện con đường có chiều rộng 30 m, đi qua phần đất của tôi thay vì 41 m như trước đây. Phần đất trước đây bị thu hồi để quy hoạch làm đường nay dư ra 11 m đã được Công ty VKHighland phân lô 5 m x 15 m để bán (khoảng 37 lô). Việc Công ty phân các lô này để bán là sai với mục đích thu hồi đất ban đầu và dẫn đến mấy chục hộ dân xung quanh không có đường đi.

Phần đất mà Công ty quy hoạch để phân lô bán nền đã lấn vào đất của tôi có chiều dài 4 m, chiều ngang 80 m mặt đường (khoảng 320m2), từ đó gây thiệt hại quá lớn cho gia đình tôi”.


Ông Nguyễn Xuân Hướng phản ánh với phóng viên tại phần đất của gia đình.


Nhiều hộ dân có đất bị ảnh hưởng tại dự án KĐT Cầu Sắt bức xúc vì không có đường đi.

Làm việc với PV, ông Nguyễn Xuân Hướng cho biết: Tôi và hàng chục hộ dân khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự án KĐT Cầu Sắt. Lúc đầu, khi thu hồi đất để làm đường 41 m thì người dân chúng tôi vô cùng ủng hộ và hoan nghênh, vì được biết dự án thu hồi đất chỉ để mở rộng đường, làm vỉa hè và trồng cây xanh.

Trải qua gần 20 năm thực hiện, đường từ 41 m xuống còn 30 m, Công ty thì phân lô bán nền trên phần đất còn dư lại, khiến người dân không có đường đi trên phần đất còn lại. Nghiêm trọng hơn, Công ty còn lấn một phần đất của tôi dài 4 m, ngang 80 m. Vì quá bức xúc nên tôi vào các hộ dân khác đã liên tục làm đơn khiếu nại gửi đến các cấp trong thời gian qua, nhưng đến nay vẫn không được giải quyết dứt điểm.

Gần đây nhất vào ngày 5/8/2021, tôi nhận được văn bản số 2702/UBND-QLDT của UBND TP Pleiku nêu: Phòng chuyên môn đã hoàn thiện phương án đề xuất nhưng dự kiến sau khi tình hình dịch Covid ổn định, UBND thành phố sẽ tổ chức đối thoại với các hộ dân và Công ty VKLand. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, tôi và các hộ dân khác vẫn chưa nhận được bất kỳ câu trả lời nào từ phía thành phố.




Diện tích đất của ông Hướng và nhiều hộ dân bị ảnh hưởng vì dự án không có đường đi.

Nguyện vọng chính đáng của người dân vẫn chưa được đáp ứng

Trong một diễn biến liên quan, theo tìm hiểu của phóng viên, tại biên bản đối thoại ngày 16/2/2007, UBND TP Pleiku tổ chức đối thoại với một số hộ dân để tìm giải pháp tạo điều kiện cho các hộ dân có đường đi thuận lợi, chủ trì buổi đối thoại lúc đó là ông Nguyễn Kim Đại (Phó Chủ tịch UBND TP Pleiku), đại diện các Sở như Xây Dựng; Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo các phòng của TP Pleiku như Tài nguyên và Môi trường; Phòng Quản lý đô thị; UBND xã Trà Đa; Đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần phát triển nhà VKLand và một số hộ dân tại thôn 6, xã Trà Đa.


Vị trí mà người dân phản ánh Công ty "nắn” quy hoạch để phân lô bán nền.

Tại buổi đối thoại, qua trao đổi thống nhất ý kiến các hộ dân có 3 nguyện vọng như sau: Công ty VK Land xem xét lại bán lại các lô tiếp giáp với đất của người dân bị ảnh hưởng với giá phù hợp; Các hộ dân sẽ bán lại phần đất còn lại cho Công ty với giá thỏa thuận; Đề nghị Công ty, các cấp thẩm quyền trả lại đất đã thu hồi cho các hộ dân và các hộ dân sẽ trả lại tiền đền bù với lãi suất ngân hàng hoặc mở lại con đường cho các hộ dân.

Đối với ý kiến đề xuất của các Sở, ngành: Chủ tịch UBND xã Trà Đa (PV: Thời điểm đó là ông Trần Văn Bằng) và Đại diện Sở Xây Dựng cùng chung ý kiến: Hiện nay các lô đất của các hộ dân không có đường đi, vì vậy thống nhất với 3 nguyện vọng của các hộ dân. Đề nghị Công ty VKLand xem xét các nguyện vọng của các hộ dân và có quan điểm cụ thể. Đại diện Công ty VKLand cũng ghi nhận ý kiến của các hộ dân và xem xét làm việc với các hộ dân để thống nhất hướng giải quyết.


Biên bản đối thoại ngày 16/2/2007, UBND TP Pleiku tổ chức đối thoại với một số hộ dân để tìm giải pháp tạo điều kiện cho các hộ dân có đường đi thuận lợi.

Trong phần kết luận buổi đối thoại giữa đại diện các hộ dân và các Sở, ngành liên quan nêu UBND TP Pleiku và các Sở, ngành Công ty VKLand ghi nhận ý kiến của các hộ dân tại thôn 6, xã Trà Đa và thống nhất yêu cầu của Công ty VKLand phối hợp với UBND xã Trà Đa để rà soát, tổng hợp số hộ bị ảnh hưởng để xem xét sắp xếp thời gian làm việc với các hộ dân để giải quyết thỏa đáng cho các hộ dân (trên cơ sở các ý kiến của các hộ dân bị ảnh hưởng), đồng thời báo cáo kết quả cho UBND thành phố thời gian trước ngày 28/2/2017.

Tuy nhiên đến nay, sự việc vẫn kéo dài một cách dai dẳng, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai và TP Pleiku vẫn chưa thể giải quyết dứt diểm những nguyện vọng chính đáng của các hộ dân có đất tại dự án KĐT Cầu Sắt.

Cơ quan chức năng cần xử lý dứt điểm

Làm việc với PV, bà Nguyễn Thị Thủy Tiên - Chủ tịch UBND xã Trà Đa cho biết: Qua xác minh đơn thư xã có tìm hiểu, được biết những hộ dân trong đơn không cư trú trên địa bàn xã, chỉ có đất thuộc xã quản lý nên việc gặp và trao đổi thông tin rất khó khăn, đồng thời những đề nghị trong đơn của người dân thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh. Vì cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch.

Đối với nội dung tại kết luận của buổi đối thoại ngày 16/2/2017 do UBND TP Pleiku chủ trì cùng với các Sở, ngành và Văn bản số 48/BC-UBND ngày 21/2/2017 của UBND TP Pleiku nêu rõ Công ty VKLand phối hợp với UBND xã Trà Đa làm việc với người dân bị ảnh hưởng và báo cáo kết quả cho UBND TP trước ngày 28/2/2017. Đối với nội dung này, hiện nay xã không liên lạc được với đồng chí Chủ tịch cũ nên chưa thể trả lời nội dung này.


Văn bản số 48/BC-UBND ngày 21/2/2017 của UBND TP Pleiku nêu rõ Công ty VKLand phối hợp với UBND xã Trà Đa làm việc với người dân bị ảnh hưởng và báo cáo kết quả cho UBND TP trước ngày 28/2/2017.

Theo tìm hiểu của xã hiện có 16 hộ dân bị ảnh hưởng, từ sau buổi đối thoại vào tháng 2/2017 do UBND TP Pleiku chủ trì, còn có rất nhiều buổi đối thoại khác diễn ra, nhưng vẫn chưa thống nhất kết quả giữa Công ty VKLand và người dân.

Trả lời PV về nội dung những lô đất mà Công ty VKLand đang phân lô bán nền đã được cấp GCNQSDĐ hoặc đã được chuyển nhượng hay chưa. Thì bà Tiên cho biết: Xã không đủ thẩm quyền để biết được khu vực đất thuộc dự án KĐT Cầu Sắt đã chuyển nhượng hay chưa, mà chỉ cấp tỉnh mới biết được. Phóng viên liên hệ với các cấp cao hơn để được biết thêm chi tiết.

Bà Tiên cũng cho biết thêm: Trong những lần làm việc gần đây nhất do giữa Công ty VKLand và người dân thì phía Công ty thống nhất theo phương án bán cho các hộ dân lô đất liền kề với mức giá thỏa thuận. Ngoài ra, theo thông tin nắm được từ các phòng ban của thành phố vào thời điểm tháng 8/2022, khu đất này đã được Công ty VKLank bán cho Tập đoàn Bossco.

Để sự việc được rõ ràng, phóng viên MT&ĐT đã gửi nội dung làm việc đến UBND tỉnh Gia Lai; Sở Xây Dựng tỉnh Gia Lai; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai theo quy định và đang chờ phản hồi của các đơn vị nêu trên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.