moitruongplus Trên địa bàn xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, hiện có nhiều hố sâu, nước bẩn do khai thác cát trắng chưa phục hồi môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân.
Theo phản ánh của bà con nông dân ở xã Cát Hiệp, doanh nghiệp (DN) khai thác cát trắng tại địa phương đã gây nhiều thiệt hại về hoa màu và cây ăn quả. Hiện có nhiều diện tích trồng mì, bắp đã bị ô nhiễm nước tưới, gây chết hàng loạt. "DN đã khai thác cát nhiều khu vực trên địa bàn, nhưng chưa phục hồi môi trường, tạo ra nhiều hố sâu, ao rộng rất nguy hiểm cho người và gia súc trong vùng. Vừa qua, thời tiết bất thường với nhiều cơn mưa lớn, làm cho nước bẩn trong các hồ, ao tràn ra nơi đây. Một số hộ sống gần đó cũng bị nước tràn qua vườn kéo theo bùn đen gây nguy hại cho sản xuất và ảnh hưởng đời sống của gia đình”, người dân thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp bức xúc.
Tìm hiểu thực tế tại khu vực múc cát rộng hàng chục ha, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận những tác động về môi trường khá nghiêm trọng. Nơi đây hiện có nhiều ao, hố sâu chứa nước bẩn đen ngầu, không những ảnh hưởng sản xuất hoa màu, mà còn nguy cơ gây hại cho người và gia súc. Nhiều diện tích mì và vườn cây ăn trái nơi đây cũng do ảnh hưởng về nước tưới nên khô dần, lá rụng dày đặc. Ngoài ra, hiện có nhiều xe chuyên dụng đang hoạt động, vận chuyển cát liên tục trên địa bàn, gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn rất lớn.
"Công ty Thuận Phát khai thác cát trắng trên địa bàn xã Cát Hiệp với nhiều xe đào có công suất lớn, nhưng chậm phục hồi môi trường nên bà con phản ứng. Đáng nói, họ khai thác cát liên tục, nhưng chưa có biện pháp bảo vệ môi trường đã gây nguy hại cho nhiều loại cây trồng. Hiện nay, trên hàng chục ha mì, bắp và vườn cây ăn trái thiếu nguồn nước tưới, bụi bám đầy lá nên cháy khô, năng suất đạt thấp, khiến kinh tế chúng tôi rất khó khăn” – Một hộ dân thôn Hội Vân bất bình.
Công ty khai thác cát để lại ao hồ nguy hiểm.
DN khai thác cát trắng nhưng chưa phục hồi môi trường.
Trao đổi với PV, một cán bộ địa phương cho rằng: "Phản ánh của bà con là thực tế, nhiều diện tích ở đây do bị ô nhiễm nguồn nước nên đã bỏ hoang, cỏ mọc tràn lan. Một số cây trồng như mì, bắp, đậu và rau quả…, cũng bị ô nhiễm về bụi, nước tưới, gây hư hại đáng kể, năng suất đạt thấp, nhiều gia đình gặp khó khăn về đời sống. Vừa qua, chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm tra, xử lý về tình trạng khai thác cát trắng, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. UBND xã Cát Hiệp cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Thuận Phát khẩn trương khắc phục hậu quả, san lấp những hố sâu, ao nước bẩn trong khu vực gần dân, tránh rủi ro đối với người và gia súc, đồng thời nhanh chóng thực hiện hỗ trợ tiền giống cho bà con để tái sản xuất…”.
Bãi chứa cát của Công ty Thuận Phát.
Nhân viên bảo vệ bãi chứa cát của Công ty Thuận Phát.
Tuy vậy, trên thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác cát trắng vẫn còn ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định sớm kiểm tra, xử lý, nhằm sớm lập lại kỷ cương khai thác khoáng sản và ổn định cuộc sống cho người dân địa phương.
Đất vườn bỏ hoang do ô nhiễm môi trường.
Ao sâu nước bẩn tại khu vực khai thác cát trắng ở xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.