moitruongplus Hàng loạt công trình nhà ở, trang trại xây dựng trên đất nông nghiệp, nguy cơ làm biến đổi đất, ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại thôn Lương Xá nhưng không được chính quyền xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ngăn chặn kịp thời.
Mới đây nhất, ngày 18/9/2023, liên quan đến các công trình xây dựng vi phạm trên địa bàn Hà Nội, trả lời báo chí bên lề Hội nghị lấy ý kiến của các cán bộ nguyên lãnh đạo TP Hà Nội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng "có thực tế công trình vi phạm bị lập biên bản xử phạt xong lại cho tồn tại. Chủ đầu tư "mong được phạt để hợp thức hóa vi phạm, vì lợi nhuận từ sai phạm lớn hơn tiền xử phạt rất nhiều".
Ông Phạm Quang Nghị còn nhấn mạnh thêm về những công trình vi phạm: "đằng sau là những thế lực chống lưng". "Do vậy, khi xử lý chính quyền không chỉ đương đầu với chủ công trình mà còn cả thế lực chống lưng đó. Thành phố cần nghiêm khắc xử lý trách nhiệm cán bộ trong việc để công trình vi phạm tồn tại, nếu cấp dưới vi phạm mà không bị xử lý thì cấp trên phải bị xem xét"
Như vậy có thể thấy, sau vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, một lần nữa trong các cuộc họp các cấp lại dấy lên các vấn đề về bảo đảm PCCC và quản lý trật tự xây dựng tại mỗi địa phương.
Trước đó, ngày 25/5/2023, UBND TP. Hà Nội ban hành kế hoạch số 154/KH-UBND về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Qua đó nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Xử lý việc lấn, chiếm đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã, đồng thời làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai của UBND cấp xã, cấp huyện và các tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, xây dựng trái phép, gây thất thoát lãng phí trong sử dụng dụng tài nguyên đất.
Để khắc phục tình trạng đó, với sự vào cuộc quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội, tình trạng xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp tại nhiều quận, huyện cũng đã dần được kiểm soát, đẩy lùi, không để ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, quy hoạch hay ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, tại thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội vẫn xuất hiện tình trạng xây dựng trang trại chăn nuôi, công trình nhà ở trên đất nông nghiệp; nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ bùng phát.
Thực tế khảo sát và ghi nhận của PV ở thôn Lương Xá, xã Lam Điền. Tại đây, xuất hiện nhiều công trình nhà ở, trang trại xây dựng trên đất nông nghiệp diễn ra công khai, nhưng chính quyền và lực lượng chức năng không xử lý dứt điểm.
Dưới đây là một số hình ảnh xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ mà PV ghi nhận.
Ngay đầu thôn Lương Xá, một công trình mới xây dựng, người dân cho hay khu đất trên là đất nông nghiệp.
Khu đất rộng hàng trăm mét được quây kín bằng tường gạch cao khoảng 3m.
Cách đó không xa, một công trình khác mới được xây dựng khoảng 70 m2, trong diện tích 1.889 m2.
Theo ông Dương Đắc Lân, Phó Chủ tịch UBND xã Lam Điền, khu đất trên của hộ gia đình ông Hà Văn Quang, đã được chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm. Căn nhà trên được cải tạo trên hiện trạng cũ, có phần sân làm mới.
Ông Lân xác nhận công trình trên của ông Hà Văn Quang có vi phạm.
"Năm 2017, ông mua lại mảnh ruộng trên, xây tường bao, chuyển đổi để nuôi gà”, ông Quang chủ nhà cho biết.
Ông Lân xác nhận, công trình trên có vi phạm, UBND xã sẽ yêu cầu khắc phục. Tuy nhiên, việc xử lý cần nhiều thời gian.
Tiếp theo, ngay bên cạnh công trình nhà ông Quang là một công trình khác. Nếu chỉ đi ngang qua thì khó có thể quan sát phía bên trong cánh cổng luôn khép kín là một công trình đồ sộ nằm khuất sau những tán cây um tùm.
Cánh cổng luôn được khép kín
Và phía sau cánh cổng là một tổ hợp công trình mới được xây dựng, khuất sau những tán cây um tùm.
Trước đó, theo bản đồ vệ tình chụp từ tháng 10/2022, vị trí công trình trên chỉ là một khu đất trống.
Tiếp theo, là một trang trại chăn nuôi đang được gấp rút xây dựng. Trao đổi với ông Dương Đắc Lân về công trình này, ông cho biết sẽ cho cán bộ xuống kiểm tra.
Trang trại chăn nuôi đang gấp rút xây dựng.
Theo quy định, việc xây dựng trang trại chăn nuôi phải phù hợp với quy hoạch và bảo đảm các điều kiện về môi trường (Khu trang trại đang được xây dựng, nhìn từ trên cao).
Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Ngoài đất trồng cây lâu năm thì nhóm đất nông nghiệp còn có đất trồng cây hàng năm, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp khác, ...
Theo đó, đất trồng cây lâu năm là loại đất chỉ được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây lâu năm mà không được sử dụng với mục đích khác. Nếu người sử dụng đất muốn sử dụng đất trồng cây lâu năm với mục đích khác thì phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành.
Luật Đất đai 2013 quy định rõ, UBND cấp xã được giao quản lý thuộc quỹ đất nông nghiệp. Như vậy, việc để các hộ gia đình xây dựng trang trại, nhà ở trên đất nông nghiệp tại thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ trách nhiệm UBND xã đến đâu, các công trình vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào? Câu hỏi trên xin dành cho các cơ quan chức năng UBND huyện Chương Mỹ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.