moitruongplus Đêm 1/9/2023, người dân bị đánh thức bởi nhiều tiếng gầm rú của các loại xe công trình trên đoạn đường đê thuộc địa bàn ấp An Phú Thạnh, xã An Khánh, huyện Châu Thành.
Tại hiện trường, 2 chiếc xe bồn trộn bê tông hạng nặng mang biển số 71H-002.70 và một chiếc chưa rõ biển số của Công ty TNHH Bê tông Kiều Lan (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) đang vận hành, chiếm toàn bộ lối đi rộng khoảng 4 m, khiến toàn bộ xe cộ lưu thông đều phải chen lách để đi qua. Cả 2 phía nơi xe bê tông thi công không có bất kỳ biển báo hay tín hiệu cảnh báo nào.
Người dân xung quanh cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ nhiều ngày nay. Cứ vào buổi tối, các xe bê tông này như những hung thần, hoạt động tung hoành trên nhiều đường nông thôn nhỏ bé.
Cũng theo người dân, tải trọng thiết kế đoạn đường đê ven sông này tối đa cũng chỉ 10 tấn, chưa kể các cầu cống tải trọng chỉ từ 8 – 13 tấn. Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi, mỗi xe bồn trộn bê tông có tổng tải trọng không dưới 25 tấn.
Được biết, đường đê ven sông này là do các hộ dân đóng góp đất cùng Nhà nước làm đường để phát triển giao thông nông thôn. Tuy nhiên, sự phấn khởi vì có được con đường sạch đẹp chưa bao lâu thì lại bị các "hung thần” cày xới, phá nát.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hoàng – Chủ tịch xã An Khánh cho biết, hồ sơ thiết kế và tải trọng của con đường này đang bị thất lạc, nên ông cũng không nắm rõ tải trọng cho phép là bao nhiêu.
Vấn đề đặt ra là, ai đã cho phép đội xe trộn bê tông "siêu tải trọng” này lưu thông vào con đường đê nông thôn vốn chỉ dành cho các loại xe máy và xe ô tô tải trọng nhỏ? Và bằng cách nào mà các loại xe "siêu trọng” nói trên có thể xuất hiện trên con đường này, trong khi các lối rẽ vào đường đê của xã đều nhỏ và hẹp?
Thêm nữa, khi thi công một công trình có ảnh hưởng đến dân sinh, đơn vị thi công phải thực hiện các quy định cảnh báo cần thiết như: Bảng thông tin dự án, cọc tiêu, đèn chớp báo hiệu… Đó là chưa kể, các công trình xây dựng, dù là dân dụng vẫn phải tuân thủ các thủ tục về thiết kế, phương án xây dựng, cách thức vận chuyển VLXD… và trình báo chính quyền địa phương để theo dõi.
Trong trường hợp không có biển báo công trình, nếu xảy ra tai nạn, ai sẽ chịu trách nhiệm? Và việc xe có tải trọng lớn cày nát đường dân sinh thì ai/đơn vị nào sẽ bỏ tiền ra khắc phục? Câu hỏi này xin dành cho chính quyền xã An Khánh trả lời với công luận.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.