moitruongplus Đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy rác Thiên Thanh (thuộc Công ty CP Môi trường Thiên Thanh, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm…
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Theo các hộ dân đang sinh sống tại khu vực, sau khi nhiều cơ quan báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy rác Thiên Thanh, các đơn vị chức năng đã vào cuộc kiểm tra và yêu cầu đơn vị này khắc phục xử lý. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra, người dân đang sống với mùi hôi thối bởi ô nhiễm không khí và nước thải từ nhà máy rác.
Công ty Thiên Thanh – Chi nhánh Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Vĩnh Tân.
Ông N.V.T, một người dân đang sinh sống tại khu vực trên, cho biết, từ khi Nhà máy rác Thiên Thanh đi vào hoạt động, cá trong các ao xung quanh nhà máy đều chết hết, cỏ cây cũng cháy khô. Nhiều người cũng không dám uống nước từ giếng khoan mà chỉ dùng để tưới cây, giặt rửa. Nhà máy này cũng thường xuyên đốt một số loại chất thải nguy hại như chất thải từ ngành y tế và thú y, nhựa đã qua sử dụng, dầu mỡ thải… nên không khí xung quanh nhà máy đang ô nhiễm nặng.
Được biết, gần đây UBND xã Vĩnh Tân đã cử cán bộ phối hợp với Phòng TN&MT huyện Vĩnh Cửu đến khảo sát thực tế, ghi nhận ý kiến của người dân để kiến nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai cũng đã phối hợp với Công an tỉnh tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các DN trong Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân.
Trích báo cáo số 1536/P.TNMT của Phòng TN&MT huyện Vĩnh Cửu về Công ty Thiên Thanh.
Không hợp tác kiểm tra ô nhiễm
Đáng chú ý, ngày 10/8/2023, sau khi nhận được phản ánh của người dân về việc Nhà máy rác Thiên Thanh tiếp tục có dấu hiệu vi phạm môi trường, UBND xã Vĩnh Tân đã cử cán bộ đến hiện trường. Tuy nhiên, Nhà máy không hợp tác và yêu cầu UBND xã phải gửi giấy mời trước mới cho vào kiểm tra.
Ngay sau đó, xã Vĩnh Tân đã báo cáo UBND huyện Vĩnh Cửu và cùng đại diện Phòng TN&MT, Công an huyện, Sở TN&MT đến làm việc nhưng nhà máy vẫn kiên quyết không cho vào. Đoàn công tác buộc phải quay phim, chụp hình lại quá trình lấy mẫu nước thải từ trong nhà máy chảy ra cống, tại vị trí phía ngoài hàng rào. UBND xã Vĩnh Tân đã có báo cáo UBND huyện về vấn đề trên. Phòng TN&MT huyện cũng thông tin, sau khi có kết quả phân tích mẫu nước thải sẽ phối hợp UBND xã Vĩnh Tân mời đại diện Công ty lên làm việc và đề xuất xử lý sai phạm (nếu có).
Tuy nhiên, theo Luật sư Phan Văn Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM), theo điểm a, b khoản 1 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), cơ quan thẩm quyền có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật BVMT. Việc kiểm tra đột xuất không báo trước được thực hiện khi có căn cứ cho rằng đối tượng bị kiểm tra có thể tẩu tán chứng cứ. Không thể có tình trạng cơ quan nhà nước phải làm theo yêu cầu DN, mà cần phải có xử lý chế tài, bắt buộc DN phối hợp làm việc.
Nhiều lần vi phạm
Theo tìm hiểu của PV, Công ty CP Môi trường Thiên Thanh được Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy rác Thiên Thanh năm 2013 và cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại lần 2 năm 2021. Nhà máy chuyên xử lý, tái chế chất thải, với lò đốt CTNH công suất 1 tấn/giờ; xử lý nước thải, nước thải lỏng công suất 40m3/ngày đêm; tháo dỡ, xử lý linh kiện điện tử (750 kg/ngày); súc rửa thùng phuy (1,6 tấn/ngày); xử lý bóng huỳnh quang 261 kg/ngày); phá dỡ ắc quy (500 kg/ngày); tẩy rửa, tái chế thu hồi kim loại (10 tấn/ngày). Tổng công suất 10.000 tấn/năm.
Một góc tập trung vật liệu, chất thải của Công ty Thiên Thanh.
Trong quá trình hoạt động, Công ty CP Môi trường Thiên Thanh (đơn vị chủ sở hữu Nhà máy rác Thiên Thanh) từng dính nhiều sai phạm và bị xử phạt. Cụ thể, ngày 5/2/2021, UBND Đồng Nai xử phạt Chi nhánh Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Vĩnh Tân số tiền 250 triệu đồng, với hành vi vi phạm xả khí thải vượt quá quy định. Ngoài ra, Nhà máy này còn thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
Trước đó, đầu năm 2021, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã thụ lý, điều tra đơn tố cáo của 2 công dân vì mua nhầm lô hàng tân dược kém chất lượng, mang đi tiêu hủy có liên quan đến Công ty CP môi trường Thiên Thanh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.