moitruongplus Nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Trường do Công ty TNHH Môi trường Năng lượng Xanh làm chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ và đúng theo các nội dung cam kết trong nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt.
Theo UBND TP Đà Lạt, Công ty TNHH Môi trường Năng lượng Xanh cũng chưa thực hiện đúng các nội dung cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp.
Cụ thể, tiến độ đầu tư chậm và quy trình xử lý rác không thực hiện đúng mục tiêu đầu tư như: sản xuất phân vi sinh, gạch block, hạt nhựa và chỉ dừng lại giai đoạn xử lý bằng băng chuyển phân loại, tách lọc và phương pháp đốt là chủ yếu.
Theo UBND TP.Đà Lạt, Công ty TNHH Môi trường Năng lượng Xanh chưa thực hiện đúng các nội dung cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp
Do các hạng mục đầu tư, thiết bị lắp đặt thiếu và chưa đồng bộ, quy trình xử lý chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng theo quy trình đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 8/3/2012 nên vẫn còn lượng chất thải chưa xử lý, còn tồn đọng, lưu trữ tại nhà máy.
Việc tập kết một khối lượng chất thải lớn, chất thải chưa được xử lý dứt điểm xung quanh nhà máy không có mái che, không được lót bạt có nguy cơ thẩm thấu nước rỉ rác vào đất. Đồng thời vào mùa mưa bão, việc tập kết chất thải với khối lượng lớn, chất thành đống cao với địa hình phía dưới là thung lũng, dễ có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến hoa màu của các hộ dân đang sản xuất nông nghiệp xung quanh nhà máy.
Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt do Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích 28 ha, tại xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, với tổng mức đầu tư hơn 381 tỷ đồng. Năm 2015, nhà máy xử lý chất thải rắn đi vào hoạt động theo công nghệ đốt, sản xuất sản phẩm từ rác (gạch block, hạt nhựa, dầu PO & RO, phân bón vi sinh…).
Từ tháng 1/2021, nhà máy xử lý chất thải rắn đã tiếp nhận 100% lượng rác thải của TP Đà Lạt từ Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt thu gom, chuyển đến. Bình quân mỗi ngày, lượng rác thải tại TP Đà Lạt dao động từ 180 - 220 tấn, những mùa cao điểm du lịch, dịp lễ tết, lượng rác có thể tăng gấp 3 - 4 lần. Trước thời điểm 2021, quá trình vận hành, do dây chuyền công nghệ chưa đồng bộ, đơn giá dịch vụ xử lý chất thải rắn doanh nghiệp cho rằng còn thấp,... khiến Nhà máy nhiều lần phải tạm ngưng tiếp nhận rác.
Qua các nội dung, UBND TP Đà Lạt kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra tiến độ và đánh giá hiệu quả thực hiện dự án theo nội dung cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp; từ đó làm cơ sở đối chiếu, xác định mức độ khả thi của Dự án để xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của nhà máy theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt làm cơ sở hướng dẫn Công ty chấp hành theo đúng quy định.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.