moitruongplus Phản ánh đến TC Môi trường và Đô thị Việt Nam, người dân sinh sống tại khu vực gần cầu Liếng (thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) hết sức bất bình trước thực trạng bãi tập kết phế thải công nghiệp nằm ngang nhiên giữa lòng thị trấn.
Tại tuyến đường giao thông nông thôn khu vực khu dân cư số 7, thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, một số người dân cho biết, tại đây tồn tại một bãi tập kết phế liệu của gia đình anh Tám. Hằng ngày có rất nhiều xe chở phế liệu đến khu vực tập kết đó đổ, vào những hôm trời mưa nước từ bãi tập kết tràn ra đường giao thông gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bà con nơi đây. Đáng nói là, bãi tập phế liệu này còn nằm trên khu đất nông nghiệp, ngoài ra hộ gia đình còn xây dựng một nhà xưởng lớn khung thép, mái tôn kiên cố.
Bãi tập kết của gia đình anh Tám tại Thị chấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Theo ghi nhận của phóng viên tại thời điểm xuống thực địa, một bãi tập kết phế liệu hàng nghìn mét vuông nằm ngay mặt đường với nhiều loại phế thải công nghiệp như balet, bao bì, vật liệu các loại chất thành đống lộn xộn, để tràn lan. Không những nằm trong khu đất được xây tường, bao tôn mà còn lấn chiếm hành lang giao thông. Bên trong là một nhà xưởng khung thép với mái tôn kiên cố khoảng hơn nghìn m2. Trong khi đó, cơ sở kinh doanh phế liệu chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đúng quy định, vì thế nước thải chảy ra môi trường hoặc tự thấm vào lòng đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực.
Tại đây là cảnh tượng nhếch nhác, lộn xộn, chất đống thành các bãi lớn nằm ngay đường giao thông của địa phương.
Để làm rõ hơn về những nội dung này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chính quyền địa phương, lãnh đạo thị trấn Quân Chu cho biết: Khu đất nói trên của ông Mứt (bố của anh Tám), khu đất đó trước là cái ao cạn của địa phương, địa phương cũng đã kiểm tra và báo cáo cấp trên và cũng đã xử lý về vấn đề đất đai và xử phạt hộ gia đình hơn 40 triệu đồng. Đề cập đến vấn đề thời gian và khắc phục hậu quả thế nào thì lãnh đạo thi trấn sẽ kiểm tra lại và thông tin lại sau.
Trước những kiến nghị của người dân, đơn vị này vì tại sao tồn tại được trên địa bàn bao lâu nay? Câu hỏi này của người dân xin gửi lại cho chính quyền huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trả lời bằng thực tế.
Việc chấn chỉnh vi phạm của các cơ sở thu gom phế liệu là nhiệm vụ quan trọng cần được các cấp, ngành chức năng quan tâm chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện. Cần tăng cường quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhất là những địa phương có nhiều điểm tập kết phế liệu. Đối với cơ sở thiếu thủ tục về môi trường, PCCC thiết nghĩ cần thiết lập hồ sơ xử lý nghiêm, yêu cầu chấp hành nghiêm, nếu cố tình vi phạm sẽ buộc giải tỏa.
Ngoài ra, tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu không đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ, các loại phế liệu để ngổn ngang trong khu vực cơ sở và ngay cả bên ngoài diện tích đất của cơ sở cần đóng cửa hoạt động.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.