moitruongplus Mới đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được thông tin phản ánh của ông Đỗ Trung Đan (địa chỉ thường trú: Thôn Trung Hòa, xã Hòa xá, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội).

Ông Đan cho biết: Nhiều năm trước, khu đất gần đầu cầu Tế Tiêu được xã Hòa Xá sử dụng để xây dựng lò vôi. Sau khi không còn nung vôi, bãi đất này bị bỏ hoang (cỏ dại mọc um tùm, rậm rạp), sau đó UBND xã Hòa Xá đã giao lại cho xóm Bãi quản lý, trông coi.

Do nhu cầu xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch không nung, ngày 14/12/2013 gia đình tôi cùng ông Chu Quang Hòa (Trưởng xóm Bãi), ông Nghiêm Xuân Chiến (Phó xóm Bãi) đã đến Văn phòng UBND xã Hòa Xá để làm hợp đồng thuê lại bãi đất này, với số tiền là 4.000.000 đồng/năm.


Từ mảnh đất bỏ hoang được gia đình ông Đan cải tạo thành mảnh đất bằng phẳng, màu mỡ

Đến năm 2017, ông Hòa bị ốm nặng nên bàn giao lại cho ông Hà Quang Mạnh (mới lên trưởng xóm) làm việc trực tiếp với gia đình tôi về việc ký tiếp hợp đồng cho thuê đất. Sau đó, hai bên cùng thỏa thuận, đi đến thống nhất thay đổi mức giá lên 6.000.000 đồng/năm.

Trước khi thuê mảnh đất, gia đình tôi đã thống nhất với UBND xã Hòa Xá sẽ đầu tư, cải tạo mảnh đất này để phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng và được UBND xã Hòa Xá đồng ý.

Theo đó, gia đình tôi đã đầu tư số tiền rất lớn để thuê máy móc, phương tiện, nhân lực về cải tạo mảnh đất và dựng ngôi nhà tạm để tiện cho việc sản xuất gạch không nung, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 – 6 người lao động.


Do nhu cầu chỗ ăn, nghỉ của người lao động và chỗ để máy móc nên gia đình ông Đan đã xây dựng ngôi nhà cấp bốn trái với quy định của pháp luật 

Tuy nhiên, do nằm trên khu đất trống trải, gần bờ sông Đáy nên mỗi khi mưa, bão kéo đến sẽ làm tốc và bay mái Fibro xi măng, gây hư hỏng máy móc và nguy hiểm đến tính mạng của người lao động.

Hơn nữa, sau khi một số nhà hàng, quán Karaoke mọc lên tại thôn Trung Hòa, nơi đây trở thành tụ điểm của các tệ nạn xã hội như tiêm chích, sử dụng các chất cấm... kim tiêm và xi lanh vứt bừa bãi. Thậm chí có vài lần kẻ gian còn phá khóa chui vào nhà, nên gia đình tôi đã có đơn đề nghị UBND xã Hòa Xá cho xây dựng tường rào để bảo vệ mảnh đất.

Trước sự phức tạp đó, UBND xã Hòa Xá đã đồng ý cho gia đình tôi được xây dựng hệ thống tường rào (phía trước mảnh đất). Cùng với đó, gia đình tôi đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua khung thép dựng ngôi nhà tạm. Với suy nghĩ: "khi nào chính quyền yêu cầu tháo dỡ có thể thực hiện ngay mà không mất nhiều tiền chi phí”.


UBND xã Hòa Xá đồng ý cho gia đình ông Đan xây dựng tường rào (phía trước mảnh đất) để bảo vệ tài sản

Nhưng địa chính xã Hòa Xá đã xuống yêu cầu gia đình tôi phải tháo dỡ, với lý do "dựng như vậy là hơi cao, gia đình tôi chỉ được dựng ngôi nhà cấp bốn thấp”. Vì không am hiểu pháp luật nên gia đình tôi tiếp tục đi vay hơn 300 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà cấp bốn (lấy chỗ cho công nhân nghỉ ngơi và để máy móc). Ngay sau đó, UBND xã Hòa Xá đã cho người xuống kiểm tra và yêu cầu gia đình tôi phải dừng việc xây dựng. Đồng thời thông báo sẽ thu hồi lại mảnh đất này”.

Trao đổi những nội dung trên với ông Dư Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Hòa Xá, ông Dũng khẳng định: "Việc xóm Bãi cho gia đình ông Đan thuê đất là không đúng thẩm quyền. Hơn nữa, gia đình ông Đan đang xây dựng trái phép nên UBND huyện Ứng Hòa yêu cầu thu hồi mảnh đất đó. Chúng tôi cũng chưa thấy gia đình ông Đan có ý kiến gì về việc tiếp tục thuê mảnh đất này, nếu gia đình ông Đan có nguyện vọng thì làm đơn, UBND huyện Ứng Hòa, UBND xã Hòa Xá sẽ xem xét”.


Ông Đan cho biết, trước đây mảnh đấy này là hủm sâu (như khu vực ông Đan chỉ), sau đó gia đình ông Đan đã "biến" mảnh đất này trở nên bằng phẳng, vuông vức như bây giờ 

Trước câu trả lời của Chủ tịch UBND xã Hòa Xá, ông Đỗ Trung Đan cũng chia sẻ: "Ông Dũng nói rằng, gia đình tôi chưa có ý kiến về việc muốn thuê lại mảnh đất này là không đúng. Bởi sau khi được giải thích về việc xây dựng như vậy là trái phép, gia đình tôi đã có đơn gửi lên UBND huyện Ứng Hòa, UBND xã Hòa Xá với mong muốn tiếp tục thuê lại mảnh đất này để sản xuất gạch không nung, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cùng với đó, gia đình tôi xin tự nguyện tháo dỡ phần xây dựng trái phép (nếu được thuê lại mảnh đất). Tuy nhiên, UBND xã Hòa Xá đã không đồng ý”.

"Điều đáng nói, gia đình tôi sử dụng mảnh đất này được gần 10 năm (đầu tư rất nhiều tiền để cải tạo mảnh đất). Đặc biệt, gần ba năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID – 19 gia đình tôi phải ngừng sản xuất, tiền vay ngân hàng (đầu tư vào mảnh đất này) vẫn phải trả lãi hàng tháng, nên gia đình tôi rất khó khăn.

Mặt khác, nếu thu hồi mảnh đất này để xây dựng cơ sở vật chất cho địa phương thì gia đình tôi hoàn toàn nhất trí. Nhưng thu lại mảnh đất cho người khác thuê, thì chẳng khác gì ép gia đình tôi vào bước đường cùng”, ông Đan bày tỏ thái độ bức xúc.


Ông Đan mong muốn được thuê  mảnh đất này, lấy chỗ sản xuất gạch không nung, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Thiết nghĩ, việc xây dựng trái phép cần phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xóm Bãi cho gia đình ông Đan thuê đất không đúng thẩm quyền, trách nhiệm thuộc về xóm Bãi và UBND xã Hòa Xá chứ không thuộc trách nhiệm của gia đình ông Đan. Hơn nữa, gia đình ông Đan đã sử dụng và cải tạo mảnh đất này gần 10 năm, giờ thu lại cho người khác thuê sẽ khiến gia đình ông Đan chịu thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Qua đây, kính đề nghị UBND huyện Ứng Hòa xem xét, tạo điều kiện để gia đình ông Đan có cơ hội khắc phục những sai phạm và thuê lại mảnh đất này (lấy chỗ sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động), đồng thời thu hồi vốn đầu tư.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.