moitruongplus Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (14/8/1998-14/8/2023), Ban Biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã quyết định trao tặng chị Tạ Thị Thuý 100 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp căn nhà ở quê xã Bình Minh, Khoái Châu
Chị Tạ Thị Thuý là công nhân tổ vệ sinh môi trường số thuộc Công ty Môi trường & Công trình Đô thị Hưng Yên, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với căn nhà 3 gian cấp 4 cha mẹ chồng chia cho vợ chồng chị khi ra ở riêng khoảng 20m2, nhà xây gần nửa thế kỷ trước nay đã xuống cấp nghiêm trọng, vữa vôi tường bong tróc rụng như bột, vì kèo tre mục mọt, nhiều chỗ phải kê thêm đòn tre chống đỡ cái mái ngói vỡ dột nát, nhìn thấy cả trời xanh.
Căn nhà của gia đình chị Thuý ở quê, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu
Chồng chị Thuý sau một trận ốm thập tử nhất sinh đã sinh bệnh mới, mắc căn bệnh thần kinh không còn khả năng lao động, mỗi tháng địa phương hỗ trợ cho anh 300 ngàn đồng. Con nhỏ, nhà lại ở xa nơi làm việc hàng chục cây số đi về nên sinh hoạt hàng ngày chị gặp rất nhiều khó khăn.
Do đặc thù công việc phải làm việc từ 16h đến 0h mỗi ngày, nên khi con nhỏ mới được 6 tháng tuổi, chị đã phải từ quê nhà (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu) đưa con về thành phố Hưng Yên thuê nhà trọ. Là lao động chính trong gia đình, với khoản lương 5 triệu đồng/tháng,chị phải gửi con mỗi tháng 3 triệu để đi làm, tiền thuê trọ 500 ngàn đồng/tháng,số tiền còn lại chị co kéo đong gạo, mua thực phẩm cho chồng ở quê và 2 mẹ con sống tằn tiện, đạm bạc ở thành phố.
Lương 5 triệu đồng/tháng,chị Thuý phải gửi con mỗi tháng 3 triệu để đi làm, tiền thuê trọ 500 ngàn đồng/tháng,số tiền còn lại chị co kéo đong gạo, mua thực phẩm cho chồng ở quê và 2 mẹ con sống tằn tiện, đạm bạc ở thành phố Hưng Yên
Khi chúng tôi đến thăm chị tại địa bàn nơi làm việc ở phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, ấn tượng khó quên về một người phụ nữ nhỏ, gầy, trang bị bảo hộ lao động khăn, khẩu trang kín mít. Khi tôi đề nghị chị bỏ khăn và khẩu trang ra ít phút để chụp vài kiểu ảnh,một gương mặt khắc khổ hiện ra với tóc ướt đẫm mồ hôi nhưng nụ cười thì thật rạng rỡ.
Trong chiều nắng gắt, mùi hôi thối nồng nặc của 8 xe rác đầy có ngọn thuộc địa bàn chị dọn dẹp, được chị thu gom tập trung về đây, mới thấy được sức làm việc của người công nhân VSMT nói chung và chị Tạ Thị Thuý nói riêng đã nỗ lực vất vả như thế nào.
Công việc vệ sinh môi trường hàng ngày của chị Thuý ở thành phố Hưng Yên.
Hỏi thăm về cuộc sống và công việc, chị Thuý cho biết chị hài lòng với thực tế hiện nay, yêu gia đình, tâm huyết với công việc, dù cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn và công việc đối diện với nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm, tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra trong lúc làm việc trên đường, nhưng niềm tin vẫn rạng ngời trên gương mặt chị.
Các chị e đồng nghiệp cùng tổ với chị rất yêu thương đùm bọc, gắn bó nhau. Các chị cho biết chị Thuý là người hiền lành, chịu thương chịu khó, luôn hoàn thành công việc được giao và có nhiều năm là lao đông xuất sắc, chiến sĩ thi đua của đơn vị.
Nữ công nhân VSMT Tạ Thị Thuý (thứ 3 từ phải sang) nhận nhà tình nghĩa tại buổi lễ kỷ niệm 25 năm Môi trường & Đô thị Việt Nam ra số báo đầu tiên.
Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (14/8/1998-14/8/2023), Ban Biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Dược phẩm Naphaco đã quyết định trao tặng chị Tạ Thị Thuý 100 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp căn nhà ở quê xã Bình Minh, huyện Khoái Châu. Đây là nghĩa cử thiết thực giúp chị Thuý thêm yên tâm công tác và nuôi dạy con trưởng thành. Xin chúc chị luôn mạnh khoẻ, yêu đời và yêu nghề hơn nữa.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.