moitruongplus Tai buổi làm việc với báo chí, đại diện chợ hải sản Đại Dương (TP Hạ Long) không cung cấp được giấy phép xây dựng chợ, đồng thời thừa nhận chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về phòng cháy chữa cháy, nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, trách nhiệm thuộc về ai?
Trước đó, ngày 7/7, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Hạ Long: Cần kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ, môi trường tại chợ hải sản Đại Dương” (https://www.moitruongvadothi.vn/ha-long-can-kiem-tra-cong-tac-phong-chong-chay-no-tai-cho-hai-san-dai-duong-a136377.html). Nội dung bài viết phản ánh việc, du khách đến chợ hải sản Đại Dương (nằm ngay mặt đường QL18 thuộc phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) lo lắng khi công trình chợ này được xây dựng kín mít, chỉ có lối ra chính. Trong khi đó, tại đây có hàng trăm người thường xuyên có mặt bên trong để tham quan, mua sắm hải sản, nếu chẳng may xảy ra hoả hoạn thì hậu quả thật khôn lường.
Chợ hải sản Đại Dương hoạt động không đảm bảo an toàn PCCC, nếu không may xảy ra rủi ro về cháy nổ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về hoạt động tại chợ hải sản Đại Dương, nằm phía bên trái lối vào là khu nhà trưng bày và bán sản phẩm rất rộng, phía bên phải là khu đất trống rộng cả nghìn m2 làm bãi đỗ xe, nằm giữa lối vào bãi đỗ xe và khu vực mua sắm được chủ đầu tư lắp đặt một trạm biến áp và hệ thống máy phát điện.
Ngay phía sau là một kho chứa đầy các thùng xốp, và được lắp đặt 02 công lạnh để chứa hàng dễ gây nguy cơ cháy nổ. Đặc biệt, ngay trong khu vực bán hàng còn diễn ra tình trạng nhóm công nhân vô tư sử dụng bếp điện để nướng để chiên chả mực phục vụ khách càng khiến nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.
Ngoài ra, xung quanh khu vực chợ xuất hiện nhiều điểm tập kết rác thải, chất thải gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Tại sao công trình ‘dính’ hàng loạt vi phạm này lại ngang nhiên tồn tại và hoạt động bất chấp nguy hiểm luôn rình rập hàng trăm khách hàng đến tham quan, mua sắm tại đây mỗi ngày.
Để làm rõ thông tin liên quan đến vấn đề xây dựng, môi trường và biện pháp an toàn cháy nổ tại cơ sở này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Trần Văn Hậu, đại diện chợ hải sản Đại Dương.
Về giấy phép xây dựng chợ, ông Hậu cho biết, trước đây khu đất này là nhà xưởng ô tô, năm 2018, khi chúng tôi thuê lại đã tiến hành chỉnh trang và xây dựng một số hạng mục công trình để gộp lại làm một. Ngoài ra chợ đã sửa chữa xây mới khu vệ sinh, đổ bê tông sân vườn, chỉnh trang các hạng mục nội thất để phù hợp với ngành nghề kinh doanh hải sản,... việc này chúng tôi cũng báo cáo qua với chính quyền địa phương.
Chợ hải sản Đại Dương hoạt động khi chưa đảm bảo về an toàn phòng chống cháy nổ, và nhiều công trình xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Đối với công trình xây dựng cũ thì phía chủ sở hữu đất cũng không bàn giao giấy phép xây dựng cho chúng tôi – ông Hậu cho biết thêm.
Cũng theo vị đại diện chợ hải sản Đại Dương, hiện nay chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục về PCCC. Trong quá trình hoạt động, chúng tôi cũng đã trang bị một số thiết bị PCCC cơ bản, và mới đây bên Công an thành phố Hạ Long có đề nghị lắp đặt hạ tầng kỹ thuật PCCC như thiết bị báo cháy, bơm chữa cháy,… chúng tôi đã đồng ý và bên PCCC đang lên bản vẽ để lắp đặt?!
Rõ ràng, việc người dân phản ánh chợ hải sản Đại Dương hoạt động khi chưa đảm bảo về an toàn phòng chống cháy nổ, và nhiều công trình xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật là hoàn toàn có cơ sở. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, là tại sao công trình ‘dính’ hàng loạt vi phạm này lại ngang nhiên tồn tại và hoạt động bất chấp nguy hiểm luôn rình rập hàng trăm khách hàng đến tham quan, mua sắm tại đây mỗi ngày. Trường hợp, nếu không may xảy ra rủi ro về cháy nổ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Một kho chứa đầy các thùng xốp, và 02 công lạnh lắp phía sau công trình để chứa hàng gây nguy có cháy nổ.
Trong một diễn biến khác, để làm rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền phường Hà Khẩu về đất đai, xây dựng, môi trường và công tác PCCC tại chợ hải sản Đại Dương, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Ngô Đức Hạnh, Phó Chủ tịch phường Hà Khẩu, phụ trách lĩnh vực. Tuy nhiên vị này luôn tạo ra nhiều lý do để ‘né’ cung cấp thông tin liên quan cho báo chí.
Được biết, ngày 18/5/2023, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Công điện số 02/CĐ-BCA về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng cháy, chữa cháy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiện nay.
Theo đó, yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong lĩnh an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Rác thải bủa vây quanh khu vực Chợ đầu mối hải sản Đại Dương gây nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh.
Vì vậy, để đảm an toàn cho người dân và du khách khi tham quan, mua sắm tại chợ hải sản Đại Dương, kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, chính quyền TP Hạ Long và đặc biệt là Công an tỉnh Quảng Ninh, Công an TP Hạ Long cần vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những dấu hiệu vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng, môi trường và công tác phòng chống cháy nổ tại đây. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của chính quyền phường Hà Khẩu trong công tác quản lý, khi để cơ sở kinh doanh hoạt động không đảm bảo an toàn cháy nổ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.