moitruongplus Mặc dù chính quyền huyện Chương Mỹ đã kiểm tra, xác định rõ vi phạm về môi trường tại trang trại lợn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, nhưng dường như có ‘lá bùa’ đang che chắn, ngăn cản lực lượng chức năng địa phương xử lý vi phạm, gây bức xúc dư luận.
Trước đó, Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết: "Chương Mỹ- Hà Nội: Dân kêu cứu vì trại lợn gây ô nhiễm môi trường” (https://www.moitruongvadothi.vn/chuong-my-ha-noi-dan-keu-cuu-vi-trai-lon-gay-o-nhiem-moi-truong-a136378.html). Nội dung bài viết phản ánh về việc nước thải từ trang trại lợn của hộ ông Bảy Tuân ở tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ có dấu hiệu không được xử lý theo quy định, mà xả thẳng trực tiếp sang hồ nước bên cạnh trang trại có diện tích hơn 1.000m2. Việc làm này đã khiến cho nước ao đen đục, nổi váng xanh, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm cả một vùng.
Hồ chứa nước của đơn vị Tăng Thiết Giáp 201 ở thị trấn Xuân Mai bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước xả thải chăn nuôi của trang trại nuôi lợn của hộ ông Bảy Tuân. Hình ảnh trước khi bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Sau nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, chính quyền huyện Chương Mỹ đã vào cuộc kiểm tra, xử lý vụ việc theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Trao đổi với PV về kết quả kiểm tra, bà Nguyễn Thanh Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ cho biết, trang trại nuôi lợn của hộ gia đình ông Bảy Tuân hợp tác chăn nuôi với Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Bình Dương, hiện nay về thủ tục pháp lý của họ khá đầy đủ. Hằng năm họ vẫn có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thường thì 3 tháng 1 lần, năm nay họ đã làm vào tháng 3 rồi.
Cũng theo bà Hương, sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân cũng như nội dung mà cơ quan báo chí quan tâm, phản ánh, ngày 29/6/2023, UBND huyện Chương Mỹ đã thành lập Đoàn kiểm tra về việc chấp hành thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước đối trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Bảy Tuân, và nội dung giải quyết đơn kiến nghị việc trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai xả thải chăn nuôi vào hệ thống rãnh thoát nước của tổ dân phố Tân Bình, chảy vào hồ nước của đơn vị Tăng Thiết Giáp 201 gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xã Hoà Sơn và thị trấn Xuân Mai.
Thông tin về kết quả kiểm tra mức độ ô nhiễm của trang trại, bà Hương nói, chúng tôi đã lấy mẫu thử khi nào có kết quả kiểm tra chúng tôi sẽ thông tin lại với báo chí.
Về kết quả kiểm tra thực tế đối với hệ thống xử lý nước thải cho thấy, chủ cơ sở đã xây dựng theo bản đồ của đề án bảo vệ môi trường chi tiết được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phê duyệt; với rãnh thoát nước bằng bê tông không nắp dọc theo hệ thống chuồng (08 chuồng) đường thu nước gầm chuồng kiểm tra thực tế có phân khô vào mùa mưa, có khả năng ứ đọng đường thoát nước gây tràn nước ngoài mương gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Biogas tại thời điểm kiểm tra xẹp có tồn nước trên bề mặt bạt biogas (bạt biogas bằng HDPE).
Sau chỉ đạo của chính quyền huyện Chương Mỹ, hồ chứa nước này vẫn chưa được khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Theo bà Hương, từ kết quả kiểm tra trên, Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở khắc phục rãnh thu nước rửa chuồng (xử lý phân đọng, có nắp đường rãnh) và gửi kèm những hồ sơ liên quan đến thủ tục pháp lý của trang trại.
Trong một diễn biến khác, để khách quan sự việc, PV đã có buổi trao đổi với hộ gia đình ông Bảy Tuân. Ông Tuân cho biết, sau sự cố bục bể biogas, chúng tôi đã phát hiện và thuê Công ty TNHH Môi trường Quang Phúc xử lý khắc phục sự cố bục biogas, và lấy mẫu nước thải đi quan trắc lại. Gia đình chúng tôi đã có văn bản báo cáo UBND huyện Chương Mỹ cho hộ gia đình xin xử lý khắc phục trong vòng 2 tháng.
Để có thông tin về kết quả mẫu quan trắc (lấy ngày 29/6) từ Đoàn kiểm tra của huyện Chương Mỹ, PV tiếp tục liện hệ với bà Nguyễn Thanh Hương. Tuy nhiên, bà Hương bất ngờ lý giải rằng, hộ chăn nuôi nhà ông Bảy Tuân đang khắc phục nên sẽ không đưa ra mẫu thử mà chỉ thử sau khi đã xử lý xong sự cố và cũng không xử phạt gì cả!?
Trang trại chăn nuôi của hộ ông Bảy Tuân ở thị trấn Xuân Mai nằm ngay giữa khu dân cư đông đúc và cạnh một đơn vị Tăng Thiết Giáp 201, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sức khoẻ của nhân dân và chiến sĩ quân đội.
Quả thực, chúng tôi rất bất ngờ khi nhận được thông tin trên từ bà Hương, bởi lẽ, mục đích lấy mẫu thử của Đoàn kiểm tra là để đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục triệt để sự cố về môi trường tại cơ sở chăn nuôi này, và đây cũng là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về môi trường đối với chủ cơ sở này.
Vì vậy, việc không công bố hoặc không làm xét nghiệm mẫu thử là điều hết sức lạ lùng, và câu hỏi đặt ra là Đoàn kiểm tra của huyện Chương Mỹ phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian và kinh phí lấy mẫu trên để làm gì?
Ngoài ra, để tìm hiểu kết quả khắc phục tình trạng ô nhiễm theo yêu cầu của chính quyền huyện Chương Mỹ, ngày 25/7, PV tiếp tục có buổi ghi nhận trực tiếp tại khu vực xả thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở chăn nuôi của hộ ông Bảy Tuân. Tại khu vực này không hề có dấu hiệu của sự tác động nào của việc sửa chữa hay dọn dẹp, khắc phục ‘sự cố’ môi trường như lời bà Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Chương Mỹ và hộ ông Bảy Tuân nói. Hình ảnh tại khu vực này dường như vẫn còn y nguyên như ghi nhận trước đó của PV.
Trước sự vòng vo về thông tin và thực tế diễn biến sự việc như đã nêu trên, khiến dư luận hoài nghi về việc chính quyền huyện Chương Mỹ đang loay hoay trong cách xử lý hay vì một ‘lá bùa’ nào đó đã che chắn, tác động đến việc xử lý vi phạm nghiêm trọng về môi trường tại cơ sở chăn nuôi trên? Câu trả lời này chúng tôi xin nhường lại cho UBND thành phố Hà Nội, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.