moitruongplus Dự án đường liên huyện Chư Prông - Chư Sê - Chư Pưh có tổng chiều dài tuyến là 32,75 km, được đầu tư 320 tỷ đồng. Sau gần 4 năm triển khai dự án vẫn chưa xong, nhiều hạng mục xuống cấp, công tác đền bù chưa nhận được sự đồng thuận.
Dự án thi công chậm tiến độ
Dự án đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông có tổng chiều dài tuyến là 32,75 km, quy mô công trình giao thông cấp IV, nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m, kết cấu bê tông nhựa. Dự án do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là liên danh Công ty TNHH xây dựng Thuận Nguyên - Công ty TNHH MTV Đông Sơn và Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường. Dự án có tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (2020 - 2022).
Đến ngày 25/5/2023, UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 575/QĐ/UBND "V/v phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông, tỉnh Gia Lai”. Theo đó, dự án được UBND tỉnh Gia Lai điều chỉnh thời gian thực hiện 2020 - 2023.
4 hộ dân có diện tích đất giao với Quốc lộ 14 chưa chấp nhận với mức giá bồi thường.
Đến nay dự án vẫn chưa thi công xong, còn khá nhiều hạng mục dang dở, ngổn ngang, riêng đoạn qua địa bàn huyện Chư Pưh, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn tất, một số hộ dân không đồng thuận với mức giá đền bù được Huyện đưa ra.
Ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nhơn Hòa cho biết: Tuyến đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông hiện đang triển khai thi công do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến đi qua huyện Chư Pưh là 25 km, trong đó có 5,8km đi qua địa bàn thị trấn Nhơn Hòa. Hiện đoạn đi qua thị trấn còn khoảng 2 km do đang vướng giải phóng mặt bằng là 4 hộ dân có diện tích đất giao với Quốc lộ 14 chưa chấp nhận với mức giá bồi thường, những đoạn khác các đơn vị thi công vẫn đang tiếp tục triển khai.
Các rãnh mương thoát nước dọc hai bên đường tại khu vực thôn Tung Chrêh, xã Ia Dreng (Chư Pưh) bị vỡ nát, hư hỏng dù hạng mục này mới làm xong.
Liên quan đến việc bồi thường, ông Nguyễn Văn Luôn, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh cho rằng: Vấn đề bồi thường đất ở đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, căn nhà đang ở nằm trên diện quy hoạch làm đường hơn chục năm nay, nên gia đình không được xây mới, đành phải ở tạm bợ.
Ông Luôn cho biết thêm, toàn bộ diện tích đất của gia đình theo như bìa đỏ thể hiện gần 400m2, nhưng phía chính quyền chỉ chấp nhận bồi thường diện tích 235,7m2. Ngoài ra, đơn giá bồi thường cho gia đình chúng tôi là 6,3 triệu đồng, nhưng khi đề nghị cung cấp bảng giá thì không ai cung cấp. Mỗi lần thương lượng bên đề bù lại đưa ra một đơn giá khác nhau. Đến nay giá bồi thường diện tích đất của gia đình không đúng với giá trị thực tế nên tôi không đồng ý
"Chúng tôi không đòi hỏi phải bồi thường theo giá thị trường nhưng phải bồi thường theo đúng diện tích trên sổ đỏ của nhà nước đã cấp trước đó” - ông Luôn nói.
Nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp
Theo ghi nhận của PV, trên tuyến đường liên huyện đang thi công dang dở, một số hạng mục dọc hai bên đường bị hư hỏng, xuống cấp: Các rãnh mương thoát nước dọc hai bên đường tại khu vực thôn Tung Chrêh, xã Ia Dreng (Chư Pưh) bị vỡ nát, hư hỏng, mặt đường tại đoạn này lồi lõm, mỗi khi có phương tiện lưu thông qua lại làm bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Ngoài ra, tại khu vực giáp ranh xã Ia Dreng và thị trấn Nhơn Hòa, các tấm bê tông làm mương thoát nước dọc hai bên đường bị bong tróc, một số tấm bị rơi ra ngoài.
Mặt đường một số đoạn phủ lớp mỏng đá dăm, mỗi khi có xe qua lại bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
Theo người dân sinh sống dọc hai bên đường đoạn qua thị trấn Nhơn Hòa và xã Ia Dreng: Đơn vị thi công sau khi làm cốt nền thì không tiếp tục triển khai từ nhiều tháng nay, mùa nắng thì bụi bay, ảnh hưởng đến nhiều người dân đi đường, mùa mưa đường trơn trượt, đường đọng nước nên rất khó đi.
Để tìm hiểu rõ hơn về tiến độ Dự án và chất lượng công trình, PV đã đến UBND huyện Chư Pưh, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai. Tại đây, bộ phận văn thư của cả hai đơn vị đều yêu cầu PV để lại nội dung làm việc và sẽ phản hồi sau.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.