moitruongplus Nhiều năm nay các hộ dân tại tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ - Hà Nội) và thôn Bùi Trám (huyện Lương Sơn, Hoà Bình) đã nhiều lần 'kêu cứu’ đến các cơ quan chức năng về thực trạng một trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường.

Có mặt tại trang trại nuôi lợn ở cụm dân cư số 4, tổ 2, tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai những ngày nắng tháng 7, chúng tôi ghi nhận thực trạng ô nhiễm môi trường nặng nề tại đây.

Thông tin từ người dân ở tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai, trang trại lợn được đầu tư xây dựng trên diện tích gần 4.000m2, là của hộ gia đình ông Bảy Tuân nằm giữa khu vực đông dân cư sinh sống từ nhiều năm nay, với quy mô hàng trăm con lợn đã gây ô nhiễm bầu không khí của cả khu vực.

Điều đáng nói, nước thải từ trại lợn này có dấu hiệu không được được xử lý theo quy định mà xả thẳng trực tiếp vào ao nằm cạnh trang trại có diện tích hơn 1.000m2. Việc làm này đã khiến cho nước ao đen đục, nổi váng xanh, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm cả một vùng.

Xung quanh khu vực ao được đắp bằng đất sơ sài, không có biện pháp chống sạt lở hay chống thấm, ngăn nước thải ngấm ra ngoài. Chỉ một trận mưa, nước thải tanh hôi từ ao đã rò rỉ, thẩm thấu, chảy lênh láng qua vườn cây, mương nước của các hộ dân nằm ở phía bên dưới.


Cổng vào trang trại lợn của hộ ông Bảy Tuân ở thị trấn Xuân Mai nằm ngay giữa khu dân cư đông đúc và cạnh một đơn vị Quân đội.

Bức xúc vì trại lợn đang ngày đêm gây ô nhiễm môi trường, thế nhưng lại chưa có đơn vị nào vào cuộc để xử lý triệt để, bà N.T.B (tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai) cho biết, những ngày nắng nóng gần đây mùi hôi thối càng nồng nặc, chúng tôi cứ bê bát cơm lên rồi lại phải đặt xuống, thậm chí nhà tôi còn không dám bật quạt vì càng bật quạt gió càng cuốn mùi vào nhà. Nhà tôi lúc nào cũng trong tình trạng "cửa đóng then cài”. Có những hôm mưa xuống nắng lên, nhà tôi còn không dám phơi quần áo ngoài sân vì sợ ám mùi, không thể mặc nổi.

Ông B.V.H - người dân gần trang trại lợn bức xúc, nằm đối diện Lữ đoàn Xe tăng 201- Binh chủng Tăng Thiết giáp, trang trại nuôi lợn nhà ông Bảy Tuân cũng làm ảnh hưởng không ít đến đơn vị khi dòng nước thải chạy theo đường cống xả thẳng trực tiếp ra hồ chứa của đơn vị này. Ngoài ra, nước từ trại lợn chạy xuống ngấm vào giếng khoan, nguồn nước các hộ dân dùng sinh hoạt hằng ngày, làm ảnh hưởng sức khoẻ người dân.

Cũng theo ông H., chúng tôi nhiều lần làm đơn đề nghị gửi các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ kiểm tra, giám sát trại lợn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời làm rõ tại sao lại quy hoạch, xây dựng trại lợn quy mô lớn nằm giữa khu dân cư. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi không nhận được phản hồi nào từ cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ.   


Ao chứa nước phục vụ tưới tiêu rộng hơn 1.000m2 nay biến thành điểm xả thải của trang trại nuôi lợn của hộ ông Bảy Tuân

Không chỉ bà con của tổ dân phố Tân Bình (thị trấn Xuân Mai) bị ảnh hưởng, mà ngay cả người dân thôn Bùi Trám (huyện Lương Sơn, Hoà Bình) cũng "ăn không ngon, ngủ không yên” vì ô nhiễm không khí quá nặng từ trại lợn.

Ông N.V.T cho biết, thôn chúng tôi có nhiều trẻ con rất hay bị viêm phổi, người già thì mắc các bệnh về đường hô hấp. Bởi vì thôn tôi nằm đúng hướng gió, cứ khoảng tầm 4h chiều nhà nào cũng phải đóng cửa kín mít đến tận sáng hôm sau.

"Vì ô nhiễm quá, nhiều gia đình buộc phải bán nhà hoặc để hoang di dời đến nơi khác ở”, ông T nói.

Để rộng đường dư luận, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Phùng Xuân Hải - Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Mai. Ông Hải cho biết, một trang trại lợn lớn nằm trong khu dân cư và đơn vị bộ đội là rất phức tạp, nhưng về mặt thủ tục hồ sơ và môi trường của họ lại rất đầy đủ. Trại lợn có từ năm 2017, nhưng một năm chúng tôi cùng đoàn xuống kiểm tra ít nhất là 2, 3 lần, đến giờ cơ bản là tạm ổn. Nhưng về mùi thì rất khó để xử lý.




Hệ thống đường xả nước thải từ ao chảy trực tiếp ra đường và nối đến hồ chứa của đơn vị bộ đội

Khi PV cho biết về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại ao cạnh trại lợn thì ông Hải lại không hề hay biết và nói: Cuối năm ngoái, đoàn có đi kiểm tra nhưng tình trạng ô nhiễm không đến mức này. Còn về thẩm quyền của Thị trấn chỉ lập biên bản báo cáo, không có cơ sở để yêu cầu đình chỉ.

Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ pháp lý của trại lợn thì ông Hải có giao cho cán bộ địa chính của Thị trấn. Tuy nhiên, khi PV làm việc với cán bộ địa chính để xin hồ sơ thì vị này lại ‘né’ không cung cấp?!

Để thông tin được khách quan hơn, PV đã đặt lịch làm việc với UBND huyện Chương Mỹ, nhưng đã nhiều ngày trôi qua, UBND huyện cũng chưa có phản hồi với cơ quan báo chí.

Để đảm bảo đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của nhân dân trước mắt và về lâu dài, rất cần các cơ quan chức năng TP Hà Nội, chính quyền huyện Chương Mỹ vào cuộc làm rõ những sai phạm, trả lại sự bình yên và môi trường sống trong lành cho các hộ dân nơi đây. 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.