moitruongplus Chủ đầu tư, đơn vị thi công Dự án đường giao thông tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn bị tố buông lỏng quản lý, giám sát thi công, gây hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Được biết, Dự án đường giao thông xóm Nước Lạnh, Liên Khuê và Gò Mè tại xã Cự Yên (sau đây viết tắt là Dự án) do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) làm Chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Công trình 189 Việt Nam. Đơn vị thi công là Công ty TNHH xây dựng và trang trí nội thất Việt Hà. Và đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH tư vấn xây dựng giao thông An Tường Phát.
Liên quan đến quá trình triển khai thi công dự án trên, người dân xã Cư Yên rất bức xúc về việc đơn vị thi công các hạng mục công trình tại cánh đồng thôn 1 xóm Nước Lạnh, đã lấn vào đất của họ, lấp mương cũ nhưng không làm mương tưới tiêu mới, dẫn đến việc người dân không có nguồn nước phục vụ canh tác. Bên cạnh đó, hệ thống thu gom nước thải trong khu dân cư không được thu gom vào hệ thống xử lý, mà xả thải trực tiếp vào mạch nước ngầm, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân xóm Nước Lạnh.
Người dân xóm Nước Lạnh bức xúc, kiến nghị trực tiếp với đại diện kỹ thuật của Công ty TNHH xây dựng và trang trí nội thất Việt Hà về việc xem xét xây dựng hệ thống thu gom nước thải thôn làng Sen, không được đổ thẳng vào mạch nước ngầm của xóm Nước Lạnh tiềm ẩn ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con cháu họ về sau.
Ngoài ra, quá trình thi công mương nước tưới tiêu, đơn vị thi công để hàng loạt cọc sắt trơ trọi trên bờ kè mương không được che chắn, đặt biển cảnh báo nên rất nguy hiểm, chẳng khác gì những cây chông bẫy người dân, nhất là trẻ em hay chạy nhảy vui chơi ở khu vực này.
Ông Đinh Công Hải – người dân Đội 1, xã Cư Yên bức xúc: Trước đây, khu cánh đồng này đã có hệ thống kênh mương bằng bê tông phục vụ tưới tiêu cho bà con, giờ nhà thầu lại bỏ mương đi, đắp bờ tạm và để cát sỏi tràn hết vào đất của tôi, làm hư hỏng đất sản xuất nhưng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục tình trạng này. Giờ không có tuyến mương tưới tiêu, chúng tôi không biết hoạt động nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp thế nào?
Ngoài ra, ông Hải còn lo lắng về chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng, ông nói: Không biết họ thiết kế kỹ thuật thi công thế nào, mà tuyến mương này bị bên thấp bên cao khiến nước không chảy vào được. Và điểm mở lấy nước vào ruộng thì thiết kế không thể giữ được nước...
Đáng nói, trước khi triển khai Dự án họ không lấy ý kiến của người dân, và khi làm cũng không công khai cho dân biết được thiết kế nên đến giờ mới phát sinh nhiều bất cập. Bức xúc quá, chúng tôi đã phản ánh sự việc đến Chủ tịch UBND xã Cư Yên để kiểm tra, khắc phục những tồn tại này nhưng không được quan tâm giải quyết.
Người dân bức xúc yêu cầu đại diện kỹ thuật của Công ty Việt Hà (đơn vị thi công) trả lời và giải quyết vướng mắc của bà con về những bất cập khó khăn trong việc canh tác và kỹ thuật lấy nước phục vụ tưới tiêu của bà con khi thi công dự án trước sự chứng kiến của PV Môi trường và Đô thị việt Nam.
Liên quan đến việc xây dựng hệ thống cống nước thải Dự án, một người dân xóm Nước Lạnh còn bức xúc khi đường gom nước thải làng Sen đổ thẳng trực tiếp vào mạch nước ngầm của xóm, tiềm ẩn ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân xóm Nước Lạnh, "về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của đời con cháu chúng tôi thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?".
Ngoài những phản ánh trên, người dân còn tố dấu hiệu thi công ẩu của nhà thầu, khi không đảm bảo các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, không có rào chắn, biển báo nguy hiểm, trong khi đó tại công trường tồn tại những hàng sắt nhọn như những cây chông nằm thẳng đứng và chỉ một sơ sẩy nhỏ, có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn và tính mạng của người dân và đặc biệt là trẻ em khi tự do qua khu vực này vui chơi mà không ai nhắc nhở, cảnh báo.
Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát đang ở đâu khi để trẻ nhỏ ra vào chơi ngay khu vực đang thi công mất an toàn cao mà không hề có biển cảnh báo, rào chắn hay người trông coi nhắc nhở?
Trước những bức xúc trên của người dân, tại khu vực thi công dự án, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, một kỹ thuật của nhà thầu cho biết, những bức xúc của người dân đã được chúng tôi phản ánh lên Ban Quản lý dự án rồi. Hiện Ban đang kết hợp với các bên để xem xét.
Để có thông tin chính xác về biện pháp xử lý, khắc phục những hạn chế, tồn tại ở Dự án, PV Môi trường và Đô thị VN đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Viết Việt – Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Sơn.
Ông Việt cho biết: Thực chất đơn vị thi công chỉ làm theo thiết kế. Còn trong quá trình triển khai, nếu có gì bất cập thì người dân, chính quyền địa phương cũng như đơn vị thi công sẽ báo cáo với Chủ đầu tư cùng các cơ quan xem xét đánh giá.
Ngoài ra, ông Việt khẳng định, đến thời điểm này, Chủ đầu tư chưa nhận được ý kiến nào của xã, còn với ý kiến của người dân thì chúng tôi chưa thấy đơn vị thi công báo cáo!?
Ông Nguyễn Viết Việt – Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Sơn trong buổi làm việc tiếp nhận thông tin phản ánh của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam.
Sau khi xem những hình ảnh, clip mà PV ghi nhận bức xúc của người dân về dự án, ông Việt nói, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, đồng thời đề nghị UBND xã Cư Yên tiếp nhận ý kiến người dân và có báo cáo cụ thể để trình các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Liên quan đến hệ thống thoát thu gom nước thải trong khu dân cư, ông Việt lý giải, trong công trình này không có điểm thu gom xử lý, mà thải trực tiếp ra sông, suối tự nhiên theo địa hình.
Thiết nghĩ, để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị thi công, giám sát trong việc đảm bảo an toàn thi công, đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng, đặc biệt, việc tuân thủ các quy định về công tác bảo vệ môi trường, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của UBND tỉnh Hòa Bình, chính quyền huyện Lương Sơn vào cuộc làm rõ, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trên và xử lý nghiêm vai trò trách nhiệm của các bên trong sự việc này.
Trong một diễn biến khác, liên quan đến một lượng lớn đất thải, chất thải của Dự án, người dân phản ánh nhà thầu thi công đã không xử lý theo quy định, mà dùng để san lấp vào đất trồng cây trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.