moitruongplus Quá trình xây dựng chợ Hạ Bằng (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã và đang gây ra hàng loạt hệ lụy tiêu cực đến môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt nhiều hộ dân


Video người dân thôn 3 xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội bức xúc  phản ánh về việc thi công Dự án chợ Hạ Bằng làm chặn dòng nước thải gây ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân.

Người dân xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội bức xúc cho biết, thời gian qua họ phải chịu sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân do thi công dự án chợ Hạ Bằng không làm rãnh thoát nước, thi công làm chặn dòng chảy thoát nước thải trong thôn đổ ra gây ngập úng cục bộ, làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt (nước giếng) chuồng trại chăn nuôi, bếp và nhà ở của dân...

Ngoài ra, trong quá trình triển khai xây dựng chợ Hạ Bằng, xe tải vận chuyển đất san lấp, vật liệu không được che chắn làm rơi vãi đầy đường, gây bụi bẩn khi trời nắng, trơn trượt khi trời mưa.

Dân tham gia giao thông thì bị té ngã do đường trơn trượt toàn bùn đất; lợn thì phải lùa lên đường;  phân gia súc gia cầm tràn cả vào  nhà, bếp,  truồng tại chăn nuôi do thi công dự án chợ Hạ Bằng làm chặn dòng chảy thoát nước thải của dân gây ngập úng cục bộ nhiều ngày.








Dân tham gia giao thông thì bị té ngã do đường trơn trượt toàn bùn đất; lợn thì phải lùa lên đường;  phân gia súc gia cầm tràn cả vào  nhà, bếp,  truồng tại chăn nuôi do thi công dự án chợ Hạ Bằng làm chặn dòng chảy thoát nước thải của dân gây ngập úng cục bộ nhiều ngày

Anh T.V.P – hộ dân sống gần khu chợ bức xúc, chợ to như này mà họ không làm hệ thống thoát nước. Chỉ cần những trận mưa lớn như vừa qua là hàng chục hộ dân bị ngập, úng. Nước thải, phân gia súc, gia cầm tràn vào cả nhà và bếp, vật nuôi như đàn lợn nhà tôi phải cho lên đường bê tông để tránh ngập. Chúng tôi có phản ánh trực tiếp tới lãnh đạo xã nhưng xã trả lời, dân tự khắc phục. Vì vậy chúng tôi phải tự thuê máy xúc để múc toàn bộ chất thải ùn ứ để tạo rãnh thoát nước chống ngập úng tạm thời.

Cũng theo anh P, nước thải bẩn nhiễm khuẩn cả vào nước giếng ăn, làm chúng tôi không dám sử dụng. Trước đây, dân có đề nghị đưa nước máy về, thì lãnh đạo xã bảo dân dùng nước giếng khơi. Nước máy không đưa về, mà giờ nước giếng khơi thì ô nhiễm dân chúng tôi sinh hoạt bằng gì?

Một người dân xóm Cốc, xã Hạ Bằng cho biết, quá trình thi công chợ, các xe tải vận chuyển đất san lấp, vật liệu đến thi công nhưng không được che chắn làm rơi vãi đầy đường, gây nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân. Có lúc sau khi trời mưa, xe máy lưu thông bị trơn trượt khiến người tham gia giao thông ngã sấp mặt xuống đường.

Để làm rõ thông tin, PV có mặt tại khu chợ đang triển khai xây dựng tại xã Hạ Bằng. Ghi nhận tại đây cho thấy, công trường thi công không treo biển bảng thông tin về  dự án, không biển cảnh báo, rào chắn và  không có người trông coi...

Bên trong dự án, các hố đào sâu có chôn cọc bê tông, bên trên lởm chởm như một lớp " bẫy trông" bằng sắt nằm hớ hênh mà không hề có rào chắn, biển cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao cho người dân và trẻ nhỏ khi vào đây vui chơi, chạy nhảy...






Sự cẩu thả trong triển khai thi công dự án chợ Hạ Bằng, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn và kéo theo những hệ lụy xấu tác động đến môi trường và xã hội.

Sự cẩu thả trong triển khai thi công dự án chợ Hạ Bằng, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn và kéo theo những hệ lụy xấu tác động đến môi trường và xã hội.

Theo chỉ dẫn của người dân, PV ghi nhận phân gia súc, gia cầm, rác thải nổi lênh láng tràn cả vào khu chăn nuôi, bếp và nhà ở của một số hộ dân gây ngập úng cục bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và đời sống người dân..

Để làm rõ những thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đến trụ sở UBND xã Hạ Bằng đặt giấy giới thiệu liên hệ nội dung làm việc, đồng thời 4 lần liên hệ trực tiếp qua điện thoại với ông Phùng Văn Nhâm - Chủ tịch UBND xã này nhưng liên tục bị né tránh không phúc đáp nội dung làm việc.

PV tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Văn Vân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hạ Bằng. Thì Ông Vân đã phân công ông Nguyễn Xuân Lợi – Phó Chủ tịch UBND xã làm việc với PV.

Trong buổi làm việc, ông Lợi cho biết, Dự án chợ Hạ Bằng được thực hiện năm 2008, do UBND xã làm chủ đầu tư. Do một số vướng mắc nên đến năm 2017 mới chính thức giải phóng mặt bằng xong, nhưng thời điểm đó không có vốn đầu tư nữa. Năm 2023, quyết định của Thành uỷ Hà Nội là Hạ Bằng sẽ về đích nông thôn mới nâng cao nên đầu tư cho Hạ Bằng xây dựng chợ với tổng kinh phí là 15 tỷ đồng. Giai đoạn 1 năm 2022 là 7 tỷ đồng, giai đoạn 2 năm 2023 là 8 tỷ đồng. Chợ bắt đầu khởi công từ tháng 7/2022. Công trình đến nay về tiến độ chúng tôi kiểm tra thấy không có vấn đề gì là chậm tiến độ.

Liên quan đến việc người dân phản ánh, việc thi công  dự án chợ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không có hệ thống xử lý nước thải, khi trời mưa gây ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân và tiềm ẩn ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của dân. Ngày 9/6, trao đổi qua điện thoại với PV, ông Lợi cho biết, dự án này làm chưa hết, chỗ đó còn ít đất nữa để làm khu vui chơi giải trí. Nước thải của các hộ đi theo rãnh nước khác, hiện chưa kiểm đếm đền bù được nên chưa đón được nước thải ở đó, gây ra tình trạng ngập úng.

Về phương án xử lý tình trạng ngập úng, ông Lợi cho biết, tới đây, chúng tôi sẽ đưa máy về cắm mốc phân ranh giới giữa đất công và tư để làm rãnh cho các hộ. Dự kiến cuối tuần này làm.

Ông Lợi cũng cho biết, trong dự án có hệ thống xử lý nước thải.



Việc xây dựng chợ Hạ Bằng là rất cần thiết và cũng là nỗi mong chờ của người dân nơi đây suốt 15 năm dòng ngóng dự án sẽ thành hiện thực. Thế nhưng khi dự án mới đang trong giai đoạn đầu thi công, xây dựng đã gây hậu quả xấu đến môi trường, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và gây bức xúc trong  dư luận.

Để nâng cao vai trò trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị thi công, giám sát trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng, tuân thủ các quy định về công tác bảo vệ môi trường... Chúng tôi kính đề nghị cơ quan chức năng huyện Thạch Thất kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh trên của người dân, để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh ...tránh gây bức xúc trong dư luận. 

Được biết, hiện nay xã Hạ Bằng đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa xã về đích nông thôn mới nâng cao năm 2023, và các tiêu chí về môi trường, nước sạch… đang được quan tâm xử lý. Tuy nhiên, đến nay, người dân trong xã cho biết, tại đây chưa có nước sạch, họ vẫn phải dùng nước giếng khơi để sinh hoạt. Nội dung này, Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ thông tin ở bài báo sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.