moitruongplus Nhiều loại rác thải như bao tay, băng gạc dính máu, thuốc hóa chất được các thẩm mỹ viện trộn lẫn vào rác sinh hoạt thông thường rồi đem bỏ tại các gốc cây chờ xe rác sinh hoạt tới lấy gây ô nhiễm môi trường.

Sau khi nhận phản ánh từ một số người dân về tình trạng các thẩm mỹ viện nằm trên đường Điện Biên Phủ, Lê Đình Lý, Nguyễn Tri Phương (thuộc quận Thanh Khê), Phan Châu Trinh (thuộc quận Hải Châu) TP Đà Nẵng "tuồn" rác thải dễ lây nhiễm ra môi trường, vô tình trở thành mối nguy hại cho người dân xung quanh, đặc biệt là công nhân vệ sinh môi trường khi hằng ngày phải tiếp xúc với những loại rác thải này.

Với những thông tin ban đầu, vào đầu tháng 5, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại các con đường trên để làm rõ thông tin mà người dân đã phản ánh.


Nhiều túi rác nilon đen được nhân viên đem ra chất đống trước các thẩm mỹ viện.


Trong những túi rác này là băng gạc, găng tay và thuốc hóa chất.

Tại đây, có các viện thẩm mỹ lớn như: Thẩm mỹ viện DiVa ( đường Phan Châu Trinh, quận Hải Châu), thẩm mỹ viện SHYNH Premium (đường Lê Đình Lý), thẩm mỹ viện Hồng Hạnh ( đường Điện Biên Phủ), thẩm mỹ viện Seoul Center (đường Nguyễn Tri Phương) thuộc quận Thanh Khê có rất đông khách hàng đến để làm đẹp.

Cuối những ngày làm việc, những nhân viên tại các viện thẩm mỹ sẽ đem những bao rác nilon màu đen to ra trước cổng để xe rác sinh hoạt chở đi. Để biết bên trong túi nilon đen đó có gì? Phóng viên sau nhiều ngày tìm hiểu, mật phục theo dõi, giả dạng những người lượm rác để tiếp cận và mở xem bên trong những túi nilon đen này, và đã tìm ra câu trả lời. Và đây là những gì mà PV đã ghi nhận được khi mở những chiếc túi nilon đen từ các nhân viên viện thẩm mỹ này đem ra.

Rất nhiều găng tay cao su, băng gạc vẫn còn dính máu lẫn với rác thông thường bốc mùi hôi tanh, mùi thuốc hoá chất từ những thứ trong những chiếc tui nilon này bốc ra.

Nghĩa là chỉ sau một cái "hô biến" của những nhân viên trong viện thẩm mỹ thì rác thải nguy hại dễ lây nhiễm này lại trở thành rác sinh hoạt bình thường và được đem đi tẩu tán một cách nhanh chóng.


Găng tay, gạc phẫu thuật dính máu bốc mùi hôi tanh được các cơ sở này buộc kín mít bỏ tại các gốc cây. 


Găng tay, băng gạc được trộn lẫn với rác sinh hoạt thông thường. 

Đáng lẽ những túi rác thải này phải được phân loại , thu gom, xử lý đúng theo quy định. Thì giờ đây chúng lại được nằm ngay dưới các gốc cây trên vỉa hè như thế này.

Những dụng cụ y tế ấy sau khi đã qua sử dụng, thì không được cơ sở phân loại riêng và cho vào túi đựng rác thải y tế chuyên dụng màu vàng theo quy định chung. Mà ngược lại, những bông băng gạc dính máu, găng tay cao su… sau khi sử dụng xong thì được thẩm mỹ viện ném chung vào một túi nilon đựng rác màu đen.

Trong túi nilon màu đen ấy, chất đầy với đủ các loại rác: rác sinh hoạt hằng ngày, rác tái chế, rác y tế nguy hại…nằm lẫn lộn, chồng chéo lên nhau, túi này đầy, thì sẽ có túi khác thay vào. Và đến khi những công nhân vệ sinh môi trường chuẩn bị đi thu gom rác (vào khoảng 5-6h chiều hằng ngày). Thì những túi rác màu đen đầy ứ này được buộc kín mít, chất đống để được mang đi.


Những găng tay, gạc phẫu thuật dính máu gây ô nhiễm môi trường.


Mùi hôi tanh nồng nặc từ máu, thuốc hóa chất từ băng gạc sau khi PV mở những túi nilon này ra. 

Để xác minh chính xác một lần nữa, vào giữa tháng 6, sau gần một tháng chúng tôi quay lại để xác định xem các thẩm mỹ này có đem rác vứt đúng quy định hay không, thì mọi thứ vẫn như vậy, thẩm mỹ viện Seoul Center (đường Nguyễn Tri Phương), thẩm mỹ viện Diva (đường Phan Châu Trinh) rác vẫn được buộc kín trong các bao đen và bỏ dưới các gốc cây, trụ điện để xe rác sinh hoạt tới lấy.

Cứ như thế, các công nhân vệ sinh môi trường đến thu gom và xách từng túi nilon đen bỏ vào xe chở rác sinh hoạt chuyên dụng. Và cũng từ đấy, rác y tế của cơ sở được thải ra môi trường một cách tự nhiên như rác sinh hoạt bình thường mà không ai biết.

Các xe chở rác sinh hoạt bình thường chở vào bãi rác thì những người làm nghề bới rác để kiếm sống ấy sẽ bị gì nếu tay họ vớ phải. Thử nghĩ xem, nếu tay những người bới rác bị thương, chảy máu mà cầm phải những găng tay, băng gạc dính máu thì không biết điều gì sẽ xảy ra đối với họ.


Công nhân vệ sinh môi trường đến thu gom, xử lý những túi rác này.


Xe chở rác chuyên dụng đến thu gom và đem từng túi nilon này để mang đi.

Trước thực trạng trên, liệu có bao nhiêu túi rác y tế nguy hại như thế trót lọt ra ngoài môi trường? Những loại hoá chất, những găng tay, băng gạc dính máu sau những ca phẫu thuật làm đẹp để lẫn lộn với rác sinh hoạt rồi đem đi chôn lấp liệu có ổn hay không? Chất thải dễ lây nhiễm này có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh cho con người về lâu về dài.

Những nguy hiểm từ việc xả rác thải y tế bừa bãi gây ra cho môi trường và con người là vô cùng nghiêm trọng. Và liệu có sự buông lỏng quản lý, lơ là với các cơ sở thẩm mỹ này hay không? Kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý để tình trạng này không còn tiếp diễn, bảo vệ sự an toàn cho công nhân môi trường, cho những người làm nghề bới rác và bảo vệ sự an toàn cho chính mỗi chúng ta. 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.